ĐỔ LỖI CHO NẠN NHÂN (PHẦN 1)

Các hành vi bạo lực mà các cá nhân thực hiện luôn là sự lựa chọn. Tuy vậy, những người bị tổn hại bởi các hành vi bạo lực lại thường nhận được phản ứng tiêu cực từ những người thân yêu của họ, cũng như từ rất nhiều tổ chức xã hội. Tại sao một số nạn nhân và những người sống sót sau các tội ác bạo lực lại luôn bị đổ lỗi cho những gì đã xảy đến với họ dù đó không phải là lỗi của họ? Các nạn nhân của các vụ án phạm tội còn thường bị săm soi về việc họ đã ở cùng với ai, lúc đó họ đang mặc gì hoặc họ có thể là đã làm ra điều gì để dẫn đến những hậu quả bạo lực tác động đến họ. Sự soi xét, tự nó sẽ dẫn đến bạo lực – chúng ta cần phải lên tiếng chống lại những người chọn sử dụng bạo lực như một phương tiện để chấm dứt bạo lực.

1. Đổ lỗi cho Nạn nhân là gì?

Đổ lỗi cho nạn nhân là một hành vi làm suy giảm giá trị, nó xảy ra khi (những) nạn nhân của một tội ác hoặc một vụ tai nạn phải chịu toàn bộ/ một phần trách nhiệm về những tội ác đã xảy đến với họ. Sự đổ lỗi này có thể xuất hiện dưới dạng các phản ứng xã hội tiêu cực từ các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, y tế và sức khỏe tâm thần, cũng như từ các phương tiện truyền thông và đến trực tiếp từ các thành viên trong gia đình và những người thân quen khác.

Chỉ một số nạn nhân của các vụ án phạm tội nhận được nhiều thiện cảm của xã hội hơn. Thông thường, các phản ứng dành cho nạn nhân của các vụ phạm tội bị thiên kiến bởi sự hiểu lầm của những người khác. Sự hiểu lầm này có thể khiến họ tin rằng nạn nhân xứng đáng với những gì đã xảy ra với họ, hoặc họ là những người có lòng tự trọng thấp tự tìm đến bạo lực. Do đó, nạn nhân có thể sẽ rất khó để ứng phó lại mỗi khi họ bị đổ lỗi cho những điều đã xảy đến với họ.

2. Tại sao mọi người lại đổ lỗi cho nạn nhân?

Có một số lý do tại sao mọi người lại chọn đổ lỗi cho nạn nhân về những tội ác đã xảy ra với họ. Những lý do này xuất phát từ những quan niệm sai lầm về nạn nhân, về thủ phạm và về bản chất của các hành vi bạo lực. Nạn nhân đôi khi được mô tả một cách sai trái là những cá nhân thụ động, là những người tự tìm đến và phục tùng bạo lực mà họ phải chịu đựng. Thủ phạm lại được coi là những cá nhân không may mắn, bị buộc phải hành động một cách thô bạo bởi những yếu tố, những lực lượng mà họ không thể kiểm soát được. Các lý do phổ biến nhất để đổ lỗi cho nạn nhân bao gồm niềm tin vào một thế giới công bằng, quy chụp sai lệch (attribution error) và thuyết bất khả xâm phạm (invulnerability theory):

Giả thuyết về thế giới công bằng:

Giả thuyết về thế giới công bằng dựa trên niềm tin của một cá nhân rằng thế giới là một nơi chốn an toàn, công bằng, nơi mà mọi người nhận được những gì mà họ xứng đáng được hưởng. Những cá nhân này tin rằng hệ thống xã hội ảnh hưởng đến họ cần phải công bằng, hợp pháp và chính đáng. Niềm tin mạnh mẽ như vậy ở các cá nhân có thể bị thử thách khi họ gặp phải những nạn nhân của những nỗi bất hạnh đột ngột, chẳng hạn như những nạn nhân của bạo lực. Nhận thức của những người này là: điều tốt sẽ xảy ra với người tốt, và điều xấu sẽ chỉ xảy ra với người xấu. Vì vậy, khi những người có niềm tin này nhìn các nạn nhân, họ tin rằng việc họ trở thành nạn nhân là do lỗi của chính họ. Bằng cách này, một người tin vào một thế giới công bằng sẽ duy trì niềm tin của họ bởi vì chẳng có một nạn nhân nào là vô tội, đau khổ, mà một người luôn “xứng đáng” nhận được những nỗi bất hạnh đến với họ. Đổ lỗi cho nạn nhân duy trì niềm tin về trách nhiệm cá nhân và khả năng kiểm soát đối với các kết quả xã hội. Hơn nữa, giả thuyết này cho thấy thế giới là một nơi an toàn và được bảo vệ, ngay cả trong những tình huống ta phải đối mặt với khó khăn.

Những người ủng hộ giả thuyết thế giới công bằng đánh giá sự khắc nghiệt của các sự kiện giống như là một chức năng của các yếu tố gây hại gây ra. Vì vậy, nếu nạn nhân không bị tổn hại nghiêm trọng, thì những gì đã xảy ra với họ có thể được coi là một tai nạn. Tuy nhiên, khi mức độ nghiêm trọng tăng lên, họ bắt đầu nghĩ rằng ‘điều này có thể sẽ xảy đến với tôi’. Vì vậy, một cách để những cá nhân này ứng phó và khôi phục lại niềm tin của họ vào thế giới là đổ lỗi cho các nạn nhân.

Quy chụp sai lệch:

Theo Kelly và Heider, có hai loại quy chụp sai lệch: chủ quan và khách quan. Các cá nhân đưa ra quy chụp chủ quan khi họ nhận ra rằng các đặc điểm cá nhân của một người là nguyên nhân dẫn đến hành vi hoặc tình huống mà họ gặp phải. Ngược lại, quy chụp khách quan giúp các cá nhân xác định môi trường và hoàn cảnh là nguyên nhân cho hành vi của một người.

Quy chụp sai lệch xảy ra khi các cá nhân nhấn mạnh quá mức các đặc điểm cá nhân và đánh giá thấp các đặc điểm môi trường khi đánh giá người khác, dẫn đến việc đổ lỗi cho nạn nhân. Những người mắc lỗi quy chụp này xem nạn nhân là người chịu trách nhiệm một phần về những gì đã xảy ra với họ và bỏ qua các nguyên nhân thuộc về tình huống. Ngược lại, họ lại có khuynh hướng quy kết những thất bại của chính họ cho các yếu tố môi trường, và thành công của chính họ lại là do thuộc tính cá nhân.

Thuyết bất khả xâm phạm:

Tài liệu về Thuyết bất khả xâm phạm tuyên bố rằng người ta thường đổ lỗi cho nạn nhân như là một phương tiện để bảo vệ cảm giác bất khả xâm phạm của chính họ. Thuyết bất khả xâm phạm dựa trên việc người đổ lỗi cho nạn nhân để bản thân cảm thấy an toàn. Ngay cả bạn bè và thành viên gia đình của nạn nhân cũng có thể đổ lỗi cho nạn nhân để tự trấn an mình.

Các câu đổ lỗi phổ biến có thể là:

“Cô ấy bị cưỡng hiếp vì đi bộ về nhà một mình trong bóng tối. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó, vì vậy tôi sẽ không bị cưỡng hiếp”.

Lý thuyết nói rằng nạn nhân giống như là một lời nhắc nhở về tính dễ bị xâm phạm và tổn thương của chính chúng ta. Cá nhân không muốn đối mặt với khả năng sẽ bị mất kiểm soát cuộc sống hoặc cơ thể của chính họ; bằng việc khẳng định rằng nạn nhân tự là yếu tố gây ra cuộc tấn công, họ tạo ra cho bản thân họ cảm giác an toàn giả. Điều này trấn an cá nhân rằng miễn là họ không hành động giống như nạn nhân đã làm vào thời điểm bị tấn công, thì họ sẽ an toàn.

 

 

 

Scroll to Top