Work-life balance là gì? 5 cách cân bằng công việc và cuộc sống

1. Work-life balance là gì?

Cân bằng trong công việc và cuộc sống (work-life balance) được hiểu là sự cân đối giữa thời gian bạn dành cho công việc với thời gian bạn dành cho người thân yêu hoặc theo đuổi sở thích và đam mê của mình.

Rất nhiều người tìm kiếm “cách để đạt work-life balance là gì” nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Một số thách thức khiến cho việc work-life balance trở nên khó khăn là vì:

  • Tăng trách nhiệm trong công việc.
  • Kỳ vọng nhân viên, lãnh đạo phải “luôn có mặt mọi lúc”.
  • Hạn chế về thời gian vì phải họp liên tục suốt cả ngày.
  • Các công nghệ truyền thông và hoạt động văn phòng có thể gây ra sự phân tâm.
  • Bắt đầu một gia đình mới, có con cái và tăng trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình.

Thực chất, khái niệm work-life balance là gì không hẳn là đồng nghĩa với sự thoải mái, hay có thời gian bằng nhau ở tất cả mọi hoạt động, cũng không phải là làm ít, chơi nhiều. Đây là một khái niệm tương đối phụ thuộc vào cảm quan của mỗi người, miễn sao bạn cảm thấy hài lòng khi có thời gian phù hợp cho công việc, gia đình và hoạt động cá nhân khác, bạn đã đạt được work-life balance.

Tóm lại, công việc chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống, khi bạn hiểu lý do vì sao bạn cần làm những điều bạn cần làm, bạn sẽ biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Work-life balance là gì sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa.

work-life balance là gì?
Work-life balance là gì tùy thuộc vào cảm quan của mỗi người

2. Vì sao work-life balance quan trọng?

Khi đã hiểu work-life balance là gì, bạn cũng có thể thấy sự cân bằng công việc và cuộc sống giúp cải thiện sức khỏe của bạn, cả thể chất, cảm xúc lẫn tinh thần. Hơn nữa, work-life balance còn giúp bạn giảm căng thẳng, giảm nguy cơ burn-out và cảm thấy cuộc đời đáng sống hơn.

Các nghiên cứu liên quan đến work-life balance là gì phát hiện rằng làm việc nhiều giờ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như “giấc ngủ kém, trầm cảm, uống rượu nhiều, tiểu đường, suy giảm trí nhớ và bệnh tim”. Thật không may, vấn đề sức khỏe thể chất cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về công việc và cuộc sống, dẫn đến kiệt sức và những hậu quả tiêu cực khác.

Thông thường, chúng ta muốn dành thời gian nhiều hơn cho công việc bởi vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc. Các nghiên cứu không đồng tình với quan điểm này. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện ra rằng sau khi công nhân làm việc đến một số giờ nhất định, năng suất của họ bắt đầu giảm do nguy cơ mắc sai sót và thương tích tăng lên.

Do đó, lợi ích của work-life balance là gì thì chính là giảm stress, cải thiện trạng thái cảm xúc, tăng năng suất trong công việc và tối ưu chi phí lao động cho doanh nghiệp.

3. Dấu hiệu bạn có work-life balance là gì?

Nếu một người đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, biểu hiện work-life balance của họ là gì? Sau đây là một số dấu hiệu khi bạn đạt được sự cân bằng:

  • Bạn thấy căng thẳng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của mình, bạn vẫn có thể giải quyết và giải tỏa được stress sau một thời gian nhất định.
  • Bạn thấy năng suất công việc gia tăng, thời gian bạn dành cho bản thân giúp bạn phục hồi tốt hơn, thúc đẩy sự sáng tạo và từ đó có nhiều giải pháp, góc nhìn thú vị cho công việc.
  • Bạn hài lòng về khoảng thời gian dành cho gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Bạn bắt đầu có thời gian cho sở thích cá nhân của mình.
  • Sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng mối quan hệ gia tăng. Bạn biết khi nào cần từ chối, khi nào cần nghỉ ngơi và thực sự tận hưởng khoảng thời gian không làm việc.

Dấu hiệu bạn có work-life balance là gì?

Trường hợp bạn thấy công việc đang dần ảnh hưởng đến sức khỏe, đến các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ một cách nghiêm trọng; bạn cần chú ý vì đó có thể là báo hiệu cho các vấn đề sức khỏe tâm thần. Khi đó, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý để được nhận sự hỗ trợ nhé.

4. Làm thế nào để đạt được work-life balance?

4.1 Tạm dừng và đánh giá

Việc hiểu các giá trị quan trọng đối với bạn là thành phần không thể thiếu trong khái niệm “work-life balance là gì”. Do đó, bạn hãy dành thời gian để hiểu các khía cạnh trong cuộc sống đang tác động lẫn nhau như thế nào. Hãy tạm dừng và xem xét tình hình công việc với cuộc sống hiện tại của bạn; hãy tự hỏi bản thân bạn cảm thấy thế nào.

Một số câu hỏi giúp bạn đánh giá rõ hơn bao gồm:

  • Tôi có dành đủ thời gian chất lượng để làm những gì tôi thực sự muốn không?
  • Tôi có dành đủ thời gian và sức lực cho những người hoặc những việc có ý nghĩa với tôi?
  • Tôi vẫn cảm thấy phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hoặc cá nhân của mình chứ? Tại sao hoặc tại sao không?
  • Tôi cảm thấy bế tắc nhất ở đâu? Điều gì ở tình huống này khiến tôi cảm thấy như vậy?

Khi bạn suy nghĩ về những câu hỏi này, hãy ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc để xác định những lĩnh vực mà bạn cảm thấy cần điều chỉnh nhiều nhất.

4.2 Đánh giá các ưu tiên của bạn

Khi bạn hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn điều chỉnh, bước tiếp theo để đạt work-life balance là gì đó là bạn sẽ muốn xác định những gì bạn ưu tiên.

Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi mình bao gồm:

  • Điều gì thực sự quan trọng với tôi và tôi có làm đủ việc đó không?
  • Tôi có thể thỏa hiệp ở đâu? Tôi không thể thỏa hiệp ở đâu? Tôi đã thỏa hiệp quá nhiều ở đâu?
  • Tôi có thể hành động khác như thế nào để đảm bảo rằng tôi đang dành đủ thời gian và sức lực cho các mục tiêu và mối quan hệ của mình?

Biết rõ các ưu tiên của mình

4.3 Quản lý thời gian

Bây giờ bạn đã biết ưu tiên của mình là gì, hãy tìm ra cách phân bổ thời gian của mình hợp lý hơn cho những giá trị mà bạn lựa chọn.

Bạn hãy xem xét lại cách bạn đang sử dụng thời gian và tìm cách điều chỉnh lịch trình của mình nếu có thể. Bạn có thể sắp xếp thời gian để tập trung vào một khía cạnh trong cuộc sống tại một thời điểm hoặc sử dụng công cụ để thiết lập các ưu tiên của mình khi có nhiệm vụ mới bất ngờ xuất hiện.

4.4 Thiết lập các giới hạn rõ ràng

Việc thiết lập các giới hạn rõ ràng là một phần quan trọng của việc quản lý thời gian. Và việc nói rõ những giới hạn đó cũng quan trọng không kém. Nếu bạn không thể trả lời email kịp thời sau giờ làm, đồng nghiệp hay sếp của bạn sẽ cần được biết.

Giới hạn trong công việc rơi vào một trong ba loại—thể chất, tình cảm hoặc thời gian. Bắt đầu bằng việc thiết lập những giới hạn nhỏ và mở rộng từ đó.

4.5 Suy ngẫm, sàng lọc, lặp lại

Bất kỳ hành động nào của bạn để tạo ra sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống đều cần thiết, nhưng bạn cần chú ý rằng bạn có thể sẽ cần phải tiếp tục tinh chỉnh theo thời gian.

Những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể mất thời gian, do đó, việc suy ngẫm về cách tiếp cận của bạn và điều chỉnh nó theo định kỳ có thể sẽ là một phần không thể thiếu của quá trình.

Qua bài viết, SoftenMind hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn work-life balance là gì cũng như biết cách để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình tốt hơn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top