TÌM HIỂU VỀ 3 DẠNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Ai cũng sẽ có những lúc quên chìa khóa, không để ý thời gian hoặc hành động hấp tấp. Một người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thì sẽ trải nghiệm những triệu chứng này liên tục và chúng nghiêm trọng đến mức gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Không chỉ đơn giản là hay quên hay khó tập trung, ADHD là một tình trạng mãn tính, liên quan đến sinh học thần kinh, có thể kéo dài suốt đời và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán.

Nhiều người nghĩ rằng ADHD là một rối loạn đơn nhất, nhưng thực chất có 3 dạng ADHD riêng biệt: giảm chú ý, tăng động – bốc đồng, và kết hợp. Mỗi dạng lại được chẩn đoán dựa trên cấu hình triệu chứng cụ thể và dựa trên mức độ mà các triệu chứng gây ra sự suy giảm.

Đã từng có những lầm tưởng rằng ADHD sẽ biến mất khi một cá nhân trở thành người trưởng thành, nhưng hiện tại, chúng ta đã biết được rằng trong hơn 60% trường hợp ADHD, các triệu chứng vẫn sẽ tiếp diễn cho đến sau tuổi 18. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể sẽ biểu hiện khác thời thơ ấu. Ví dụ, việc nói chuyện ​​trong lớp có thể chuyển thành việc đưa ra những quyết định bốc đồng. Hoặc việc mơ màng thả hồn ngoài cửa sổ có thể chuyển thành khó tập trung chú ý trong các cuộc họp. Bên cạnh đó, những người ADHD ở mức độ cao có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng của chính họ.

Hiểu biết về các phân dạng ADHD có thể giúp bạn hiểu và quản lý tốt hơn tình trạng của chính mình cũng như cách mà nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

1. ADHD tăng động – bốc đồng

ADHD tăng động – bốc đồng chủ yếu biểu hiện ra với rất nhiều triệu chứng “kinh điển” mà mọi người thường gắn chúng với tình trạng: mạo hiểm, bồn chồn và không có khả năng ngồi yên. Đôi khi, các triệu chứng khởi nguồn dưới dạng một nhu cầu buộc cá nhân phải di chuyển thuở nhỏ sau này được cá nhân hướng vào bên trong, và để nó trở thành nhân tố khiến cá nhân không thể ngăn lại những suy nghĩ đua đòi của bản thân. Ở tuổi trưởng thành, khía cạnh đáng chú ý có thể liệt vào nhóm hành vi bốc đồng phổ biến có thể kể đến như việc mua món đồ mà bạn không thể chi trả được hoặc trò chuyện thiếu chuyên nghiệp với người giám sát. Sự bốc đồng có thể có những ưu điểm, nhưng nó cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

ADHD

ADHD tăng động – bốc đồng thường được chẩn đoán ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Nếu mắc dạng ADHD này, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nghĩ tới hậu quả của hành vi mình gây ra lúc này. Điều đó có thể dẫn đến những khó khăn trong công việc, các mối quan hệ và ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn. Một cá nhân ở nhóm phân dạng này thường xuyên ngắt lời người khác trong khi trò chuyện, liều lĩnh nguy hiểm và tìm kiếm sự kích thích bằng những cách thức không lành mạnh.

Vì tăng động có xu hướng tương đối rõ ràng từ thời thơ ấu nên dạng ADHD này thường được phát hiện sớm. Tuy nhiên, vẫn sẽ rất khó để xác định nếu cá nhân chỉ có ADHD ở mức độ nhẹ.

Các dấu hiệu của ADHD tăng động – bốc đồng bao gồm:

  • Rất khó ngồi yên trong một thời gian dài
  • Nói nhanh, thường xuyên ngắt lời người khác
  • Dường như không cân nhắc đến hậu quả của hành động
  • Hành động bốc đồng, bao gồm việc lái xe, chi tiêu và trong các mối quan hệ
  • Thiếu kiên nhẫn, khó chờ đợi
  • Cảm giác bồn chồn trong lòng

2. ADHD tăng động – giảm chú ý

Một cá nhân mắc ADHD giảm chú ý chủ yếu có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung vào một nhiệm vụ hoặc một cuộc trò chuyện, thường xuyên bị phân tâm và mắc lỗi do thiếu chú ý. Những đứa trẻ mắc ADHD giảm chú ý thường khó bị phát hiện để đưa đến chẩn đoán vì chúng không gây ra phiền phức trong lớp học. Khi trưởng thành, dạng ADHD này biểu hiện ở việc cá nhân khó hoàn thành nhiệm vụ trong công việc, luôn quá thời hạn (deadlines) hoặc chơi máy tính đến mất tập trung. Bạn có thể sẽ không gặp quá nhiều vấn đề với hành vi bốc đồng hoặc tăng động, nhưng tình trạng này vẫn có thể tạo ra những va vấp không đáng có.

ADHD giảm chú ý từng được gọi là ADD, tuy nhiên thuật ngữ này không còn được sử dụng nữa. ADHD giảm chú ý thường được xếp vào dạng ADHD ít phổ biến nhất và chỉ hơi phổ biến hơn chút ở nữ giới.

Các dấu hiệu của ADHD tăng động – giảm chú ý bao gồm:

  • Khó khăn khi làm theo hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ
  • Khó tập trung, hay quên
  • Dễ bị phân tâm
  • Chán nản kinh niên
  • Đôi khi tập trung cao độ và sâu sắc (hyperfocus) vào một nhiệm vụ có tính kích thích
  • Gặp khó khăn trong việc dõi theo cuộc trò chuyện
  • Thường xuyên bị mất đồ

3. ADHD tặng động dạng kết hợp

Loại ADHD thứ ba và phổ biến nhất là dạng kết hợp cả các triệu chứng giảm chú ý và các triệu chứng tăng động. Như tên gọi đã cho thấy, dạng ADHD này gồm các triệu chứng của cả hai nhóm giảm chú ý và nhóm tăng động – bốc đồng. Để được chẩn đoán mắc ADHD kết hợp, bạn cần có sự kết hợp mỗi dạng ít nhất là năm triệu chứng. Bạn có thể không có tất cả các triệu chứng, nhưng cần có đầy đủ triệu chứng cho thấy bạn có sự kết hợp của hai dạng.

4. ADHD có thể khác đi

Các triệu chứng ADHD có thể biểu hiện rất khác nhau ở mỗi cá nhân. Các triệu chứng có thể thay đổi khi bạn lớn lên. Ban đầu, bạn có thể là đứa trẻ có ADHD tăng động – giảm chú ý, là nền tảng để phát triển thành ADHD dạng kết hợp ở tuổi trưởng thành. ADHD dạng kết hợp có biểu hiện hành vi bên ngoài ít hơn.

ADHD ở mức nhẹ có thể không cần trị liệu nhiều, nhưng trị liệu thông qua kết hợp liệu pháp và thuốc hầu hết đều không hữu ích với những người mắc ADHD.

Xem thêm về ADHD tại đây

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top