1. Thái nhân cách là gì?
Thuật ngữ “thái nhân cách” (tiếng Anh là Psychopath – tạm dịch là biến thái nhân cách, biến thái tâm lý, biến thái tinh thần) được sử dụng để mô tả về một người nhẫn tâm, vô cảm và sa đọa về mặt đạo đức. Mặc dù thuật ngữ này không phải là một rối loạn tâm thần cần được chẩn đoán, nhưng “thái nhân cách là gì” vẫn thường được sử dụng trong các cơ sở y tế và pháp lý.
Mặc dù thái nhân cách không phải là một rối loạn tâm thần nhưng nhiều đặc điểm của thái nhân cách lại trùng lặp với các triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội (antisocial personality disorder – ASPD), một khái niệm về trạng thái sức khỏe tâm thần rộng hơn được sử dụng để mô tả những người thường xuyên cư xử tệ hại và phá vỡ các quy tắc. Nhưng chỉ một số ít người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là thái nhân cách.
Bài viết này thảo luận về định nghĩa và các dấu hiệu của một người thái nhân cách, các phương pháp trị liệu hiện có và những điều mà bạn có thể làm để đối mặt với thái nhân cách.
2. Các dấu hiệu thường thấy của người thái nhân cách
Dấu hiệu thường thấy của người thái nhân cách bao gồm: thiếu sự cảm thông và hối lỗi; không có khả năng phân biệt phải-trái; có hành vi mâu thuẫn với chuẩn mực xã hội; có xu hướng thao túng và gây hại cho người khác; không quan tâm đến sự an toàn và vô trách nhiệm.
Vì thuật ngữ “thái nhân cách” không phải là chẩn đoán chính thức nên các chuyên gia đề cập đến các dấu hiệu của rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm:
- Có xu hướng nói dối thường xuyên.
- Thao túng và làm tổn thương người khác.
- Hành vi mâu thuẫn với chuẩn mực xã hội.
- Không có khả năng phân biệt giữa đúng và sai.
- Coi thường hoặc vi phạm quyền của người khác.
- Khó khăn trong việc thể hiện sự hối hận hoặc đồng cảm
- Thể hiện sự tức giận và kiêu ngạo một cách thường xuyên
- Các dấu hiệu khác có thể có của ASPD bao gồm xu hướng thực hiện hành vi liều lĩnh, bốc đồng hoặc có thể dẫn đến hậu quả có hại.
Có phải ai có đặc điểm của thái nhân cách cũng là người thái nhân cách?
Câu trả lời là KHÔNG. Chỉ những người có nét nhân cách thái nhân cách và có biểu hiện chống đối xã hội mới được coi là kẻ thái nhân cách. Những người thái nhân cách (psychopath) và những người có các đặc điểm thái nhân cách (psychopath traits) là khác nhau.
Những người có nét đặc điểm thái nhân cách thể bộc lộ một số đặc điểm của người thái nhân cách nhưng họ không phải là người thái nhân cách thực sự. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 29% dân số nói chung biểu hiện một hoặc nhiều đặc điểm của người thái nhân cách. Nhưng chỉ 0,6% dân số có khả năng phù hợp với định nghĩa của thái nhân cách.
4. Có bài test thái nhân cách hay không?
Trên thực tế, có rất nhiều bài test thái nhân cách miễn phí trôi nổi trên internet, nhưng hai bài test thường được sử dụng nhất là Bảng kiểm thái nhân cách – đã được sửa đổi (PCL-R) và Bảng kiểm nhân cách thái nhân cách (PPL).
4.1 Bảng test thái nhân cách – đã được sửa đổi (PCL-R)
PCL-R là một bản kiểm gồm 20 items thường được sử dụng nhất để đánh giá xem một cá nhân có biểu hiện một số đặc điểm và hành vi có thể chỉ ra chứng thái nhân cách hay không.
Bài test sẽ được làm cùng với một bản phỏng vấn bán cấu trúc và xem xét các hồ sơ được cung cấp, chẳng hạn như báo cáo của cảnh sát hoặc thông tin y tế. Bảng kiểm này thường được sử dụng để dự đoán khả năng tội phạm có thể tái phạm tội hay không và khả năng phục hồi của họ.
4.2 Bảng test nhân cách thái nhân cách (PPL)
PPL là một bài test được giới thiệu vào năm 1996. Bài test này được sử dụng để đánh giá các nét nhân cách thái nhân cách ở những người không có hành vi phạm tội. Nó vẫn có thể được sử dụng với các cá nhân hiện đang bị giam giữ, nhưng nó thường được áp dụng cho các đối tượng khác, chẳng hạn như đối tượng là sinh viên đại học.
5. Phương pháp trị liệu cho người thái nhân cách
Hiện nay, việc trị liệu cho những người thái nhân cách đang là vấn đề gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu báo cáo rằng, trị liệu không giúp ích gì cho nhóm người này. Một số học giả khác cho phương pháp điều trị cụ thể có thể làm giảm một số hành vi nhất định, chẳng hạn như bạo lực.
Một đánh giá tài liệu năm 2018 cho thấy nhiều nghiên cứu thực hiện về hiệu quả điều trị chỉ áp dụng cho các nhóm đối tượng cụ thể, chẳng hạn như người phạm tội tình dục. Vì vậy, các phương pháp điều trị hiệu quả với nhóm đối tượng đó có thể không hiệu quả với những người thái nhân cách khác.
Tương tự, những người thái nhân cách nữ có thể cần một cách tiếp cận khác. Nhìn chung, họ có xu hướng ít bạo lực hơn nam giới nên cách đối xử của họ có thể hơi khác một chút.
Đánh giá tài liệu tương tự cho thấy liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể có hiệu quả trong một số trường hợp. Nhưng cần nghiên cứu sâu hơn để xác định chiến lược tái cấu trúc nhận thức nào hoạt động tốt nhất và cách sử dụng chúng với các nhóm dân số cụ thể.
Xem thêm: 7 lầm tưởng về trị liệu tâm lý phổ biến bạn cần biết
6. Cần làm gì khi đối diện với người thái nhân cách?
Hầu hết những người thái nhân cách không muốn thay đổi vì họ không thấy cần thiết. Họ vẫn tin rằng người khác đã sai thay vì họ. Kết quả là, những người xung quanh thường tìm kiếm chiến lược đối phó. Suy cho cùng, ở cạnh một người nhẫn tâm, vô cảm cũng thật khó khăn.
Cho dù bạn nghĩ bạn bè, sếp hay người thân của mình có thể là đang mắc kẹt với rối loạn tâm thần thì hành vi của họ có thể gây tổn hại đến sức khỏe tâm lý của bạn.
Nếu việc ở cạnh một người thái nhân cách khiến bạn khá đau khổ, hãy nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn thiết lập các ranh giới lành mạnh và nhận biết khi nào bạn có nguy cơ bị thao túng để bạn có thể tự chăm sóc bản thân.
Tham khảo thêm: