Khủng hoảng hiện sinh là gì? 6 cách vượt qua existential crisis

Khủng hoảng hiện sinh (hay existential crisis) là khi một người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại của chính họ.

Vào một khoảnh khắc nào đó trong đời, bạn đôi lúc sẽ đặt cho mình câu hỏi: “Tôi là ai? Vì sao tôi tồn tại? Ý nghĩa cuộc sống này gì? Điều gì diễn ra sau khi chết?”. Khoa học tâm lý gọi đó là existential crisis (khủng hoảng hiện sinh) và bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm này cùng những cách để vượt qua giai đoạn khủng hoảng

Khủng hoảng hiện sinh là gì?

Khủng hoảng hiện sinh (tiếng Anh: existential crisis) là khi một người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại của chính họ. Những câu hỏi này không dễ tìm ra câu trả lời và điều đó khiến họ cảm thấy bế tắc, đánh mất niềm tin hoặc động lực.

Có nhiều loại khủng hoảng hiện sinh, như khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống; đặt câu hỏi về các lý do và giá trị sống; sự thay đổi lớn; mất mát; sống thật với chính mình;…

Mất động lực, hoang mang về ý nghĩa cuộc sống là những biểu hiện của khủng hoảng hiện sinh

Khủng hoảng hiện sinh có phổ biến không?

Khoa học đã chứng minh, khủng hoảng hiện sinh không giới hạn về độ tuổi hay giới tính. Bất kỳ ai (thanh thiếu niên, người trưởng thành, người ở độ tuổi trung niên,…) cũng có thể trải qua existential crisis ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống.

Lý giải về sự phổ biến của khủng hoảng hiện sinh, có thể hiểu rằng, con người khi đối mặt với những hoàn cảnh, thay đổi lớn trong cuộc sống đều cảm thấy khó thích nghi, thậm chí nghi ngờ bản thân rằng đây có phải hướng đi đúng đắn cho mình hay không.

Bất kỳ ai cũng có thể đối mặt với khủng hoảng hiện sinh ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống

Bạn có đang trải qua khủng hoảng hiện sinh?

Sau đây là một vài dấu hiệu bạn đang trải qua khủng hoảng hiện sinh:

1. Thường xuyên lo lắng

Bạn có thể trải qua suy nghĩ và cảm xúc trầm buồn về những câu hỏi hiện sinh tác động đến hoạt động hàng ngày của mình. Bạn có thể thấy trong những lúc rảnh rỗi hoặc không có gì làm, tâm trí của bạn liên tục đặt câu hỏi về những vấn đề về ý nghĩa cuộc sống, về lý do cho sự tồn tại của mình,…

2. Triệu chứng lo âu và buồn bã dai dẳng

Suy nghĩ quyết định cảm xúc và sau đó là phản ứng của cơ thể của bạn. Vì vậy, những suy nghĩ lặp đi lặp lại do khủng hoảng hiện sinh gây ra cảm xúc lo âu và buồn bã kéo dài.

Đây cũng là lý do tại sao khủng hoảng hiện sinh có thể thực sự gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần nếu bạn để chúng vượt quá tầm kiểm soát.

Tìm hiểu thêm: OCD là gì? 10 dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

3. Giảm động lực trong hoạt động hàng ngày

Động lực của bạn được thúc đẩy khi bạn hiểu “tại sao bạn làm những việc bạn làm.” Nếu bạn không thể tìm ra câu trả lời, bạn có thể thấy chán nản, mất hứng thú.

Sự mất kết nối và cảm giác vô nghĩa đi kèm với cuộc khủng hoảng hiện sinh có thể khiến bạn khó nhận ra mục đích của việc hoàn thành bất cứ điều gì.

4. Cảm thấy ít hoặc không có năng lượng

Tâm trạng thay đổi do khủng hoảng hiện sinh, giấc ngủ và thói quen ăn uống bị ảnh hưởng có thể làm giảm mức năng lượng của bạn. Và khi bạn không có nhiều năng lượng, bạn sẽ thường không muốn di chuyển, tham gia hoạt động như thường lệ.

Rồi khi bạn càng ít di chuyển và tham gia vào các hoạt động, bạn càng khó có thể tăng cường năng lượng của mình. Nếu bạn có chế độ ngủ không đều hoặc chế độ ăn uống không cân bằng, mức năng lượng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn hãy ưu tiên giấc ngủ và chế độ ăn uống vì nó có thể quyết định sức khỏe tinh thần của bạn giống như các yếu tố khác.

5. Giảm hoạt động xã hội

Khủng hoảng hiện sinh khiến bạn mất năng lượng và động lực để kết nối với mọi người. Hơn nữa, bạn có thể đang trải qua những cảm xúc, suy nghĩ mà không phải người nào gần bên bạn cũng có thể thấu hiểu. Do đó, bạn hạn chế đi tương tác, tiếp xúc với mọi người nhiều hơn.

Nguyên nhân nào dẫn đến existential crisis?

Existential crisis có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn có thể đang trải qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống, cần đưa ra những quyết định quan trọng, cảm giác không hài lòng dai dẳng,… Sau đây là thông tin chi tiết hơn về nguyên nhân gây khủng hoảng hiện sinh

1. Có những thay đổi lớn trong cuộc sống

Bạn có thể sắp đón đứa con đầu lòng của mình, chuyển đến một nơi ở mới hoặc sắp đi du học. Thực chất, việc trải qua một sự thay đổi lớn không trực tiếp dẫn đến khủng hoảng hiện sinh. Bạn sẽ cảm thấy có existential crisis khi sự thay đổi lớn tác động đến phương hướng và mục đích trong cuộc sống của bạn.

Nếu sự thay đổi không phù hợp với – hoặc nếu khiến bạn phải đặt câu hỏi – về mục đích sống của mình, bạn có thể bắt đầu trải qua một cuộc khủng hoảng hiện sinh.

2. Những ngã rẽ bất ngờ

Một ngã rẽ bất ngờ là một sự thay đổi ngoài kế hoạch, xảy ra đột ngột mà không hề mong đợi. Ví dụ: bạn bị layoff khỏi công việc mà bạn nghĩ mình đã đạt được rất nhiều thành quả; hoặc kế hoạch cuộc sống của bạn bị đình trệ do một nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát (Ví dụ như đại dịch COVID-19).

3. Không hài lòng với hướng đi của cuộc đời

Có bao giờ bạn chợt nhận ra tất cả những gì bạn làm đều là những gì bạn không thực sự muốn? Và khi bạn nhìn lại suốt quá trình sống của bạn, bạn thấy nhiều tiếc nuối hơn sự hài lòng? Đó là cảm giác thúc đẩy khủng hoảng hiện sinh.

Ví dụ, bạn có thể nhận ra rằng sự nghiệp không còn đáp ứng được mục đích cuộc đời của bạn và bạn cần điều gì đó khác để cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.

4. Cảm thấy mất kiểm soát

Việc thiếu kiểm soát có thể khiến bạn cảm thấy như mình không làm chủ được cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy bất lực vì không biết mình nên làm gì và thả trôi theo guồng quay của cuộc sống.

5. Có sự mất mát

Sự mất mát không chỉ nói đến một người trong gia đình qua đời, mà còn là cuộc chia tay người yêu khiến bạn đau khổ hay mất đi một bạn thú cưng. Khủng hoảng hiện sinh sẽ trở nên khó vượt qua hơn nếu điều bạn mất có vai trò quan trọng và chính yếu đối với cuộc sống của bạn.

Cách vượt qua khủng hoảng hiện sinh và tìm ra ý nghĩa sống

“Điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn”: Cách này được đề cập trong bài báo có tiêu đề “Hướng dẫn sống sót qua khủng hoảng hiện sinh” đăng tài vào tháng 4 năm 2020. Điều này có nghĩa là thực hiện một việc gì đó có giá trị trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như làm tình nguyện viên hoặc tham gia một hoạt động mới như chơi quần vợt, khiêu vũ hoặc học piano.

Chấp nhận rằng có những câu hỏi vượt khỏi giới hạn của tâm trí con người: Muốn tìm kiếm câu trả lời bạn có thể tự mình thực hiện một số nghiên cứu chuyên sâu để hiểu hơn về bản thân.

Tìm kiếm câu trả lời từ những người xung quanh: Hãy nhớ rằng bản thân bạn không thể kiểm soát hoàn toàn mọi thứ. Vì vậy với những vấn đề to lớn như khủng hoảng hiện sinh hay ý nghĩa cuộc sống, bạn có thể dựa vào sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Đó có thể là những người đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng, những người bạn có hiểu biết sâu sắc về khoa học hoặc các chuyên gia tâm lý.

Trân trọng thực tại và tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống hàng ngày. Một bông hoa đóng góp cho cuộc sống bằng vẻ đẹp và hương thơm mà không màng đến thời gian tồn tại ngắn ngủi của nó và bạn cũng vậy. Tất cả chúng ta đều có ý nghĩa cuộc sống nhất định, hãy chủ động định nghĩa giá trị của bạn.

Tìm kiếm sự tư vấn tâm lý chuyên nghiệp nếu bạn không thể tự mình vượt qua khủng hoảng. Bạn có thể đặt lịch với chuyên gia tâm lý TẠI ĐÂY.

Biết rằng bạn không cô đơn: Như phần trên đã đề cập, khủng hoảng hiện sinh xảy đến với tất cả mọi người trong bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống. Vì vậy, hãy tin rằng mỗi giai đoạn bạn vượt qua khủng hoảng hiện sinh là mỗi lần bạn khám phá sâu hơn về bản thân và ý nghĩa cuộc sống của chính bạn.

Theo bài viết của tác giả Lodovico Berra trên Tạp chí Tâm lý học Nhân văn số ra tháng 3 năm 2019, khủng hoảng hiện sinh không mang ý nghĩa tiêu cực hoàn toàn. “Đôi khi, đó lại là một cơ hội cho phép chúng ta có một cái nhìn mới và xác thực hơn về sự tồn tại.”

Chia sẻ với những người có kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng sẽ giúp bạn đối mặt dễ dàng hơn

Nguồn tham khảo:

1. Existential Crisis: Grappling With the ‘Monster’ Within
https://www.psychologytoday.com/us/blog/psychiatry-and-sleep/202007/existential-crisis-grappling-the-monster-within
Ngày truy cập: 23.11.2023

2. 6 Ways to Overcome an Existential Crisis
https://health.clevelandclinic.org/ways-to-overcome-an-existential-crisis/
Ngày truy cập: 23.11.2023

3. What’s an Existential Crisis and How Can I Overcome It?
https://psychcentral.com/lib/existential-crisis-and-dread
Ngày truy cập: 23.11.2023

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top