DẤU HIỆU VÀ TRỊ LIỆU ADHD HÀNG ĐẦU Ở TRẺ EM, THANH THIẾU NIÊN VÀ NGƯỜI LỚN

ADHD, hay rối loạn tăng động giảm chú ý, giống như nhiều rối loạn tâm thần khác, có thể có nguyên do từ sự kết hợp của yếu tố di truyền, sinh học và các yếu tố môi trường. Bài viết này sẽ đưa ra những dấu hiệu và trị liệu ADHD hàng đầu ở cả trẻ em, trẻ mới biết đi, thanh thiếu niên và người lớn để giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết ADHD.

1. Dấu hiệu và trị liệu hàng đầu ADHD ở trẻ em

Rối loạn tăng động giảm chú ý dần trở nên phổ biến hơn ở trẻ em trong những năm gần đây. Các dấu hiệu và triệu chứng ADHD được phát hiện ở trẻ em trai phổ biến hơn so với trẻ em gái. Để được chẩn đoán chính thức về ADHD, trẻ phải có hầu hết các triệu chứng được liệt kê dưới đây trong ít nhất 6 tháng.

1.1. Dấu hiệu ADHD ở trẻ em

Các triệu chứng của ADHD có thể được chia thành ba loại chính: giảm chú ý, tăng động và bốc đồng.

  • Giảm chú ý: Nhóm triệu chứng này liên quan đến những hành vi như dễ bị phân tâm, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ và không có tổ chức. Thông thường giáo viên sẽ dễ dàng quan sát thấy các triệu chứng này hơn khi trẻ ở trường.
  • Tăng động: Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của ADHD là trẻ không thể ngồi yên. Chúng dường như luôn tràn đầy năng lượng và thường bồn chồn không chịu ngồi yên nếu được yêu cầu tập trung vào một nhiệm vụ yên tĩnh.
  • Bốc đồng: Triệu chứng này được thể hiện rõ thông qua hành vi nói leo, thiếu kiên nhẫn và không thể đợi đến lượt. Mặc dù hầu hết trẻ em đều có lúc có hành vi bốc đồng, nhưng trẻ em mắc chứng ADHD thì nhiều hơn, và gần như thường xuyên có những hành vi này.

Khi trẻ em ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành, các triệu chứng tăng động và bốc đồng giảm đi, tuy nhiên, các triệu chứng giảm chú ý vẫn tồn tại. Vì vậy, các dấu hiệu của ADHD ở thanh thiếu niên có thể giống với các dấu hiệu ở người lớn hơn là ở trẻ em. Ngoài những triệu chứng này, các triệu chứng của ADHD có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và quá trình tư duy:

  • Hành vi: Trong ba loại triệu chứng chính đã đề cập ở trên, tăng động và bốc đồng thuộc nhóm hành vi. Các triệu chứng hành vi khác có thể bao gồm dễ bị kích động, hung tính sử dụng từ ngữ lặp đi lặp lại.
  • Nhận thức: Các triệu chứng ở nhóm này bao gồm không chú ý, thiếu tập trung và thời gian chú ý ngắn. Các triệu chứng nhận thức không phải lúc nào cũng rõ ràng ở trẻ em vì chúng có thể không biết cách mô tả những triệu chứng này cho người lớn.
  • Cảm xúc: Những triệu chứng này đôi khi khó nhận biết vì cảm xúc là một quá trình bên trong thể hiện ra trong một số hành vi nhất định. Trẻ ADHD có thể có cảm xúc thất thường, thay đổi nhanh chóng từ dễ bị kích động sang hung tính. Có những trẻ có thể không thay đổi cảm xúc nhưng thường dễ bị kích động, hung tính, lo âu và/ hoặc dễ buồn chán. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc khác có thể đi kèm với ADHD, hoặc chúng có thể đứng riêng lẻ.

Bởi vì ADHD thường có thể trông giống như nhiều chứng rối loạn khác. Hãy quan sát con bạn trong các môi trường khác nhau (chúng có thể có hoặc có thể không cư xử theo cùng một kiểu ở nhà và ở trường), hoặc hỏi giáo viên, bảo mẫu, phụ huynh các bạn của trẻ hoặc bất kỳ ai khác thường xuyên có thời gian tiếp xúc với con bạn xem các hành vi của chúng thường thế nào.

1.2. Những phương án trị liệu ADHD hàng đầu ở trẻ em

Các phương án trị liệu đối với ADHD khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ví dụ, ở trẻ em từ 4-5 tuổi, việc trị liệu chủ yếu nên tập trung vào liệu pháp hành vi được thực hiện bởi giáo viên hoặc cha mẹ, và thuốc chỉ có thể được sử dụng trong trường hợp trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng và sử dụng liệu pháp hành vi không có hiệu quả. Liệu pháp hành vi nên được ưu tiên hàng đầu và chỉ nên dùng thuốc như là phương án cuối cùng.

2. Dấu hiệu ADHD ở trẻ em mới biết đi

Mặc dù trẻ mới biết đi không đáp ứng yêu cầu về độ tuổi tối thiểu để được chẩn đoán chính thức mắc ADHD, nhưng các triệu chứng vẫn có thể khởi phát ở trẻ mới biết đi trong độ tuổi dưới 4 tuổi, các triệu chứng phổ biến bao gồm dễ bị phân tâm trong khi giao tiếp mặt đối mặt, trẻ thiếu kiên nhẫn, táo bạo, hoặc chủ động tham gia chơi với nhóm mà chưa được rủ. Những dấu hiệu ban đầu này có thể là dấu hiệu cảnh báo hoặc không vì những hành vi này tương đối phổ biến ở trẻ mới biết đi.

3. Dấu hiệu và trị liệu ADHD hàng đầu ở người lớn và thanh thiếu niên

3.1. Dấu hiệu ADHD ở người lớn

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bằng thuốc cần lưu ý gì? | Genetica®
Các dấu hiệu của ADHD ở tuổi trưởng thành thường dễ nhận thấy khi thực hiện các nhiệm vụ tại nơi làm việc, trong các lớp học đại học hoặc trong khi nỗ lực hoàn thành các dự án. Các triệu chứng của ADHD có xu hướng nội tâm hơn đối với nhiều người ở tuổi trưởng thành.
Người trưởng thành mắc ADHD có thể đã được chẩn đoán khi còn nhỏ, nhưng họ thường cho biết họ đã phải vật lộn với việc hoàn thành nhiệm vụ hoặc việc khó tập trung trong suốt cuộc đời. Đối với phần lớn những người bị ADHD, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian hoặc được kiểm soát tốt hơn thông qua liệu pháp hành vi, nhưng chúng không biến mất theo thời gian. Người trưởng thành bị ADHD cho biết:

  • Tâm trí của họ không ngừng lang thang và phải làm việc quá tải
  • Họ cảm thấy lo lắng trước sự kích thích đến từ môi trường
  • Cảm giác như họ có một tâm trí “mờ sương”
  • Việc hoàn thành nhiệm vụ rất khó khăn vì họ phải tiếp nhận quá nhiều thông tin

Đối với thanh thiếu niên, các triệu chứng tăng động và bốc đồng giảm dần theo thời gian từ thời thơ ấu, tuy nhiên các triệu chứng giảm chú ý vẫn tồn tại. Khi thanh thiếu niên phải đối mặt với nhu cầu học tập cao hơn, các dấu hiệu của ADHD có thể khác với những dấu hiệu nhận thấy ở trẻ em. Nếu một thanh thiếu niên nhận thấy rằng việc tập trung vào các nhiệm vụ là khó khăn và tâm trí của họ đang lang thang, họ có thể muốn chia sẻ với ai đó rằng họ có khả năng mắc ADHD.

3.2 Những phương án trị liệu ADHD ở người lớn

Giống như trẻ em, các lựa chọn trị liệu ADHD ở người lớn và thanh thiếu niên bao gồm liệu pháp hành vi và sử dụng thuốc. Trong quá trình trị liệu, thanh thiếu niên và người lớn có thể học các kỹ năng để giúp họ chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ dễ quản lý hơn. Việc sử dụng thuốc ở người lớn thường được nhận định là an toàn hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên vì não bộ của trẻ vẫn đang phát triển. Tuy nhiên, như với tất cả các loại thuốc khác, thuốc dành cho chứng ADHD cũng thường có các tác dụng phụ. Chuyên gia y tế có thể hỗ trợ thêm trong việc lựa chọn các phương án trị liệu thích hợp.
Các bài viết tương tự
Nguồn: wiki

Scroll to Top