CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA SỰ THIẾU THAM VỌNG (PHẦN 1)

Tham vọng có thể đến và đi qua những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của một cá nhân, cho dù đó là thay đổi công việc hay thay đổi tư duy, thỉnh thoảng cảm thấy thiếu tham vọng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu mức độ tham vọng của bạn đang ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của bạn, việc trò chuyện với nhà trị liệu có thể là một cách tuyệt vời để hiểu lý do tại sao bạn cảm thấy bớt tham vọng hơn cũng như tìm ra cách tốt nhất để cải thiện tham vọng đó.

Tham vọng được định nghĩa là mong muốn và quyết tâm đạt được thành công. Định nghĩa về “thành công” có thể khác nhau giữa mỗi người và mỗi nền văn hóa, nhưng thông điệp thì vẫn không đổi: điều quan trọng là phải có mục tiêu và quyết tâm hoàn thành chúng. 

Sự thật về Tham vọng

Tất cả chúng ta đôi khi đều thiếu tham vọng. Ngay cả những người thành công nhất trên thế giới cũng phải trải qua giai đoạn thất bại và nghi ngờ. Nhưng cuối cùng họ vẫn thành công vì tham vọng của họ trỗi dậy, ngay cả khi họ thất bại, bị từ chối và thất vọng. Mặc dù bạn có thể dễ dàng rơi vào cạm bẫy của sự gục ngã khi gặp thất bại, nhưng tham vọng không phải là không bao giờ thất bại, mà là biết đứng dậy khi bạn vấp ngã.

Tham vọng không phải là một đặc điểm bẩm sinh. Nó có thể được học hỏi và trau dồi, giống như bất kỳ đặc điểm tích cực nào khác. Thiếu tham vọng chắc chắn có thể được khắc phục. Tuy nhiên, điều trớ trêu có thể xảy ra là việc khắc phục tình trạng thiếu tham vọng đòi hỏi bản thân phải có một lượng tham vọng nhất định. Sau cùng, bạn đang tạo ra một mục tiêu với quyết tâm theo đuổi và đạt được mục tiêu đó.

Một số cách giúp vượt qua sự thiếu tham vọng

Ngoài việc giải quyết các vấn đề cơ bản, có một số bước bạn có thể thực hiện để cải thiện tham vọng của mình hoặc tạo ra tham vọng mà trước đây chưa có. Các bước này bạn có thể tự hoàn thành hoặc thực hiện dưới sự hướng dẫn của nhà tham vấn, trị liệu.

Tham vọng

1. Tìm Người dẫn dắt.

Tìm kiếm một người có thành công gần giống những gì bạn mong muốn đạt được để là tấm gương phấn đấu, hướng tới có thể giúp bạn tìm thấy động lực để tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.

2. Hữu hình mục tiêu.

Cho dù là dùng bảng Word, Excel, hay bảng trắng,… hãy thiết kế một số hình thức trình bày trực quan về mục tiêu của bạn để bạn có thể thấy chính xác mục tiêu mà bạn đang hướng tới.

3. Luôn Tích cực.

Duy trì sự tích cực giúp cải thiện sự tự tin, tinh thần nhạy bén và sức khỏe thể chất – tất cả những thứ có thể giúp bạn luôn nhạy bén khi làm việc hướng tới mục tiêu của mình. Tìm một hoạt động bạn thực sự yêu thích và gắn bó với nó.

4. Xây đắp sự ủng hộ.

Nếu xung quanh bạn chỉ toàn thấy những người không đạt được mục tiêu của họ, thì bạn cũng sẽ khó có thể theo đuổi mục tiêu của mình. Cố gắng tìm những người bạn cũng đang làm việc hướng tới mục tiêu của họ.

5. Có một “Tư duy hào phóng”.

Hãy trau dồi tư duy hào phóng. Hãy xem một mối quan hệ thất bại chỉ là: một mối quan hệ thất bại duy nhất. Hãy xem một bước lùi trong công việc là chính bản thân nó theo nghĩa đen: một bước lùi. Một người có tư duy hào phóng sẽ tin tưởng rằng luôn có nhiều thứ cần phải đạt được và luôn có khả năng cải thiện.

6. Học hỏi về bản thân.

Các bài kiểm tra nhân cách và năng khiếu có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết về bản thân bạn – động cơ, động lực và cạm bẫy của bạn. Hiểu rõ về bản thân có thể giúp bạn khởi động mong muốn tiến về phía trước khi bạn đang ở trong tình trạng thiếu động lực.

7. Trau dồi tài năng của bạn.

Mọi người đều có một cái gì đó mà họ giỏi. Ngay cả khi tài năng của bạn không có vẻ ấn tượng ngay lập tức (“Ai quan tâm đến việc tôi có thể tung hứng không?”), thì khả năng của bạn sẽ có một số điểm hữu ích hoặc thú vị nào đó.

Đọc tiếp: https://tamly.softenmind.com/2023/04/06/cac-cach-de-vuot-qua-su-thieu-tham-vong-phan-2/

Scroll to Top