CÁCH ĐỂ CÓ NGÔN NGỮ CƠ THỂ TỰ TIN HƠN

  Ngay cả khi bạn không cảm thấy tự tin, việc thực hành những động tác ngôn ngữ cơ thể tự tin có thể làm tăng lòng tự trọng của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội (SAD) thường khó để cảm thấy tự tin khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường sự tự tin của mình bằng cách đảm bảo rằng ngôn ngữ cơ thể của bạn truyền tải thông điệp tích cực về bản thân.

Thực hành những cử chỉ và chuyển động này để tạo ra cảm giác tự tin.

Giao tiếp mắt

Hãy tỏ ra tự tin bằng cách duy trì giao tiếp mắt trong các tương tác xã hội. Giao tiếp mắt khiến cho người khác cảm thấy rằng bạn là người có sự quan tâm và thoải mái. Nhìn vào mắt người đối diện trong khoảng 60% thời gian giao tiếp. Nếu giao tiếp trực tiếp bằng mắt quá đáng sợ với bạn, vậy thì hãy bắt đầu bằng việc nhìn vào một điểm gần với mắt của người đó.

Ngả người về phía trước

Khi đang trò chuyện, hãy cúi người về phía trước để thể hiện sự quan tâm và chú ý. Mặc dù bạn có thể sẽ dễ có xu hướng duy trì khoảng cách nếu bạn có lo âu về xã hội, nhưng làm như vậy sẽ truyền tải thông điệp cho đối phương rằng bạn không quan tâm hoặc bạn là người xa cách.

Đứng thẳng người

Đừng có để cho vai thõng xuống! Những người mắc chứng lo âu xã hội có xu hướng cố gắng chiếm càng ít không gian càng tốt, điều này có nghĩa là họ thích ngồi khom xuống trong tư thế che chở. Duỗi thẳng lưng, kéo hai vai ưỡn ra sau tai, không khoanh tay và bắt chéo chân. Việc hiếm dụng không gian giúp bạn thể hiện bản thân tự tin hơn.

Ngẩng cao đầu

Bạn có nhìn xuống đất khi bạn đang đi bộ không? Đầu của bạn có luôn cúi xuống khi bạn đang nói chuyện không? Thay vào đó, hãy ngẩng cao đầu và mắt nhìn về phía trước. Ban đầu bạn có thể cảm thấy không được tự nhiên, nhưng dần dần, bạn sẽ quen với tư thế tự tin hơn này. Sau đó, bạn có thể áp dụng điều này khi đứng nói chuyện (nó cũng sẽ giúp bạn giao tiếp bằng mắt dễ dàng hơn).

Đừng bồn chồn

Bồn chồn là một dấu hiệu rõ ràng, dễ thấy của sự lo âu và hồi hộp. Tự tin hơn bằng cách giữ cho sự bồn chồn ở mức tối thiểu. Các cử động thần kinh, chẳng hạn như khuỵu gối hoặc gõ ngón tay lên bàn, sẽ thu hút sự chú ý của người nghe rời khỏi những gì bạn đang nói và khiến họ khó tập trung vào thông điệp bạn muốn truyền tải.

Chuyển động chậm rãi

Những chuyển động cơ thể nhanh khiến bạn trông có vẻ lo lắng hơn. Mọi thứ từ cử chỉ tay đến cách sải chân đi bộ của bạn đều có thể tạo ra sự khác biệt; hãy chậm lại và để ý xem bạn cảm thấy tự tin hơn như thế nào.

Sải bước dài

Khi đã giảm tốc độ, hãy cố gắng sải những bước dài hơn khi bạn đi bộ. Những người tự tin có những bước đi sải dài hơn và bước đi như thể mình là người có quyền hành lớn. Làm như vậy bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn.

Quan sát bàn tay của bạn

Hãy cẩn thận khi chạm tay vào mặt hoặc cổ của bạn; cả hai cái chạm này đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc sợ hãi. Những người tự tin không thực hiện những kiểu chuyển động này.

Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác

Chúng ta thường làm điều này trong tiềm thức: Ngồi thẳng lưng khi người đối diện đang làm như vậy hoặc ta thường cử động tay chân thường xuyên hơn khi ta giao tiếp với những người nói chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể là tay của họ. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác cho thấy bạn đang chú ý đến họ, điều này có thể xây dựng sự hiểu biết và củng cố mối quan hệ. Khi bạn cảm nhận được sự gắn bó đó, bạn có thể cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Nói chậm rãi và rõ ràng

Nói nhanh có thể khiến bạn lo lắng và bạn cũng có thể ý thức được sự lo lắng này một cách rõ ràng. Hãy chậm lại và cho người nghe cơ hội nghe những gì bạn đang nói. Đây là một cách để thể hiện cả sự tôn trọng.

Lời kết

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải cảm thấy tự tin để có thể thay đổi được hành vi của mình. Mặc dù ban đầu bạn có thể cảm thấy thật kỳ lạ nhưng hành động một cách tự tin, dần dần bạn sẽ cảm thấy tự nhiên hơn và lòng tự trọng của bạn cũng sẽ được nâng cao hơn.

Scroll to Top