RỐI LOẠN ÁM ẢNH DỊ HÌNH (BODY DYSMORPHIC DISORDER) VÀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG

Những người mắc chứng chán ăn tâm thần hoặc chứng ăn vô độ luôn lo lắng về hình dáng cơ thể, kích thước hoặc cân nặng của họ, nhưng có một vấn đề khác về hình ảnh cơ thể mà cũng khiến nhiều người đau khổ vượt qua: Ám ảnh dị hình.
Ám ảnh dị hình ảnh hưởng đến 2, 4% dân số nói chung, khiến mọi người trở nên quá quan tâm đến vẻ bề ngoài và những khiếm khuyết ngoại hình trong nhận thức của họ. Chứng ám ảnh này có thể bắt gặp ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống.

1. Các triệu chứng của Ám ảnh dị hình

 ám ảnh dị hình

Những người mắc chứng Ám ảnh dị hình thường bận tâm hoặc ám ảnh về một hoặc nhiều khiếm khuyết mà họ nhận thức về ngoại hình của họ. Mối bận tâm hoặc nỗi ám ảnh này thường tập trung vào một hoặc nhiều vùng cơ thể hoặc đặc điểm cơ thể, chẳng hạn như da, tóc hoặc mũi của họ. Tuy nhiên, bất kỳ vùng hoặc bộ phận nào trên cơ thể đều có thể là đối tượng mà họ để tâm.
Sổ tay Chẩn đoán & Thống kê về Rối loạn Tâm thần, ấn bản lần thứ Năm (DSM-5) chỉ ra các tiêu chí chẩn đoán Ám ảnh dị hình (Body dysmorphic disorder – BDD). BDD không được phân loại vào nhóm các rối loạn ăn uống trong DSM-5. Thay vào đó, nó được liệt kê trong danh mục “Ám ảnh cưỡng bức và các rối loạn liên quan”. DSM-5 liệt kê các tiêu chí chẩn đoán như sau:

  • Bận tâm về một hoặc một vài khiếm khuyết về ngoại hình mà những người khác không nhìn thấy và chúng cũng không thực sự biến dạng.
  • Ở một thời điểm nào đó, người mắc rối loạn này có những hành vi hoặc suy nghĩ lặp đi lặp lại để đáp lại các mối bận tâm về hình dáng bên ngoài. Điều này có thể là liên tục so sánh ngoại hình của họ với của những người khác, soi gương hoặc bóc da.
  • Nỗi ám ảnh này gây ra đau khổ và các vấn đề trong hoạtđộng xã hội, công việc hoặc các lĩnh vực khác của cuộc sống.
  • Nỗi ám ảnh này không được giải thích rõ hơn bởi triệu chứng đáp ứng rối loạn ăn uống (mặc dù một số người có thể được chẩn đoán mắc cả hai).

Mặc cảm thiếu cơ bắp (Muscle dysmorphia) hay là luôn bận tâm với những ý nghĩ rằng cơ bắp của bạn quá nhỏ được coi là một dạng của Ám ảnh dị hình.

2. Mối quan hệ với rối loạn ăn uống

BDD có một số điểm chung với Rối loạn ăn uống, nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng. Một số điểm tương đồng bao gồm:

  • Những người mắc chứng rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ và những người mắc chứng ám ảnh dị hình đều có thể quan tâm quá mức đến kích thước, hình dạng, cân nặng hoặc hình dáng vẻ bề ngoài của họ.
  • Những người bị ám ảnh dị hình thậm chí có thể rất chú tâm tới các vùng trên cơ thể tương tự như trong chứng chán ăn tâm thần hoặc chứng cuồng ăn, chẳng hạn như vùng thắt lưng, hông hoặc đùi.
  • Họ cũng có thể gặp các triệu chứng tương tự như luôn kiểm tra cơ thể (như thường xuyên cân hoặc kiểm tra mình trước gương) và tập thể dục quá mức.

Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng có tới 12% những người bị ám ảnh dị hình cũng mắc chứng chán ăn tâm thần hoặc chứng ăn vô độ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai bị ám ảnh dị hình cũng bị rối loạn ăn uống. Có những người mắc chứng ám ảnh dị hình chỉ tập trung vào các bộ phận cơ thể cụ thể (như hình dáng mũi). Điều này khác với việc tập trung vào trọng lượng ở rối loạn ăn uống.

3. Những phương án trị liệu

Chứng ám ảnh dị hình hoàn toàn có thể trị liệu thành công. Phương án trị liệu hiệu quả nhất là việc kết hợp một loại liệu pháp tâm lý được gọi là liệu pháp hành vi nhận thức cùng với thuốc, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm.
Việc có nhiều chẩn đoán liên quan (như có những dấu hiệu có cả ởám ảnh dị hình và rối loạn ăn uống) có thể khiến cho việc trị liệu gặp nhiều phức tạp. Liệu pháp nhận thức hành vi cũng được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn ăn uống.

Nếu bạn được chẩn đoán đáp ứng cả hai rối loạn trên, bạn cần đảm bảo rằng nhà trị liệu của bạn có kiến thức sâu rộng với cả hai rối loạn này và có thể xây dựng được một kế hoạch trị liệu phù hợp với riêng bạn.
Bạn cũng có thể nghĩ đến việc trị liệu bằng thuốc cùng bác sĩ tâm thần. Điều quan trọng cần nhớ là bạn có thể cần thử các loại thuốc hoặc các mức liều lượng khác nhau trước khi tìm thấy loại thuốc phù hợp với mình. Luôn tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ về thuốc và đừng ngần ngại hỏi bất kỳ câu hỏi nào mà bạn thắc mắc về những loại thuốc mà bạn uống vào.
Nhiều người mắc chứng ám ảnh dị hình sẽ chọn phương án là thực hiện các ca phẫu thuật như phẫu thuật thẩm mỹ hoặc cấy tóc để “sửa chữa” những khiếm khuyết mà họ nhận thức ở bản thân. Tuy nhiên, phương án này chưa có bằng chứng nào cho thấy nó hữu ích trong việc làm giảm tình trạng rối loạn mà thậm chí có khả năng còn có thể làm cho rối loạn trở nên trầm trọng hơn.

Xem thêm: https://tamly.softenmind.com/2023/03/21/lam-the-nao-de-thoat-khoi-roi-loan-lo-au-xa-hoi-2/

Scroll to Top