1. Nguyên nhân gây ra ADHD?
Những người mắc ADHD thường có mức độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine ở một vùng não bộ cụ thể thấp hơn bình thường. Vùng não bộ này chịu trách nhiệm kiểm soát xung động, sự chú ý và những “chức năng điều hành” khác. Điều này gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát hành vi, khả năng nhận thức các hậu quả lâu dài, kiểm soát các xung động và duy trì sự chú ý. Vùng não bộ này của những người ADHD không phải lúc nào cũng “hoạt động” và vì vậy cần một mức kích thích cao hơn để đưa dopamine đến đó, đó là lí do mà thuốc kích thích có thể sẽ đem lại nhiều hiệu quả.
Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm nguyên nhân của ADHD, chủ yếu là trên các bệnh nhi, nhưng vẫn chưa có kết luận chắc chắn về nguyên nhân chính xác. Các dạng ADHD khác nhau dường như cũng không có nguyên nhân khác nhau. ADHD đã được chứng minh là có tính di truyền mạnh mẽ và không có gì lạ khi người lớn cũng nghĩ đến việc đi đánh giá sau khi con cái họ được chẩn đoán ADHD. Việc tiếp xúc với rượu, thuốc lá và các chất cấm trong quá trình mang thai có thể làm gia tăng khả năng mắc ADHD của một cá nhân.
Kích thích từ trò chơi điện tử, xem ti vi quá nhiều và từ các nguồn kích thích mạnh mẽ khác không được chứng minh là gây ra ADHD. Trong khi nhiều người từng tin rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra ADHD, thì điều này cũng không chính xác. Mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu đã được cho là có liên hệ với nguyên nhân làm tăng tỷ lệ ADHD trong những năm gần đây, nhưng vẫn đề này vẫn cần phải nghiên cứu thêm.
2. Chẩn đoán ADHD
ADHD được chẩn đoán thông qua việc sử dụng phiên bản mới nhất của DSM. Người lớn phải thường xuyên biểu hiện ra ≥ 5 triệu chứng được nêu trong DSM ở một trong các phân dạng. Bằng chứng về các triệu chứng cần phải xuất hiện trước năm 12 tuổi.
Chẩn đoán ADHD nên được thực hiện bởi bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc một chuyên gia y tế khác có kinh nghiệm chẩn đoán các rối loạn phát triển. Việc chẩn đoán hoàn chỉnh có thể cần mất vài lần gặp gỡ, tùy thuộc vào thông tin mà trẻ hoặc gia đình cung cấp. Người làm chẩn đoán sẽ tiến hành phỏng vấn sâu với bạn, đặt ra các câu hỏi về các triệu chứng của bạn và chúng ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
Tất nhiên, không phải tất cả những ai có biểu hiện tăng động hoặc giảm chú ý đều mắc ADHD. Chẩn đoán phụ thuộc vào khoảng thời gian các triệu chứng xuất hiện và mức độ mà cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các triệu chứng đó. Cũng cần phải loại trừ các tình trạng khác có thể mô phỏng ADHD, chẳng hạn như trầm cảm hoặc OCD. Những tình trạng này có thể cùng tồn tại với ADHD và nếu rơi vào trường hợp đó, chúng sẽ cần được trị liệu riêng biệt.
Xem thêm dấu hiệu tại đây
3. Trị liệu
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bất kỳ phân dạng ADHD nào, cũng đều có rất nhiều phương pháp trị liệu hiệu quả có sẵn sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng của bản thân. Bạn càng hiểu rõ về dạng ADHD cụ thể mà mình gặp phải, bạn càng có thể tùy chỉnh phương pháp trị liệu của mình hiệu quả hơn.
Trị liệu trò chuyện
Đối với trẻ em và vị thành niên, các biện pháp can thiệp hành vi như trị liệu thường là phương án được nỗ lực sử dụng thử trước khi lựa chọn dùng thuốc. Hầu hết người lớn bị ADHD cũng cảm thấy hữu ích khi được làm việc với các nhà trị liệu vì họ được hỗ trợ phát triển các chiến lược quản lý các triệu chứng của mình. Trong số các liệu pháp trị liệu trò chuyện với ADHD, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được nghiên cứu và được chứng minh là có ích trong việc giúp nhận biết và thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực.
Thuốc
Mỗi dạng ADHD sẽ đáp ứng tốt với một số loại thuốc hơn so với những loại thuốc khác. Thuốc kích thích là nhóm thuốc được phép sử dụng trong điều trị ADHD ở người lớn cũng như trẻ em. Các chất kích thích hoạt động bằng cách tăng lượng dopamine và norepinephrine trong một số vùng não bộ có thể làm tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ làm việc và kiểm soát xung lực trực tiếp.
Thuốc không kích thích, cụ thể là Strattera, cũng có sẵn cho những người không phản ứng tốt với chất kích thích. Thuốc này phải được uống đều đặn trong vài tuần mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn.
Bạn có nên thử dùng thuốc không?
Việc lựa chọn thử dùng thuốc phụ thuộc vào từng cá nhân. Thuốc kích thích có thể có hiệu quả lên đến 80% các trường hợp, và nguy cơ tác dụng phụ là khá thấp. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn từ bỏ dùng thuốc. Điều này tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Việc dùng hoặc không dùng thuốc đều có thể giúp bạn kiểm soát hiệu quả chứng ADHD bởi nó dẫn đến nhiều thay đổi trong phong cách sống và điều chỉnh hành vi.
Đối mặt với những trở ngại tâm lý của bản thân chưa bao giờ là dễ dàng. Hãy để SoftenMind hỗ trợ, đồng hành, lắng nghe những bất ổn sâu trong bạn nhằm đối mặt, thích ứng linh hoạt với những trở ngại khó giãi bày, một cách thuận tiện, kín đáo và bảo mật nhất.
Sứ mệnh của SoftenMind là hỗ trợ người Việt Nam tiếp cận với dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ Tâm lý dễ dàng, tiện lợi và tối ưu chi phí hơn.
Đọc thêm về Hội chứng ADHD tại đây.
https://tamly.softenmind.com/2022/12/15/tim-hieu-ve-3-dang-tang-dong-giam-chu-y-adhd/