Trị liệu tâm lý và 7 lầm tưởng phổ biến

Quan điểm về trị liệu tâm lý ngày nay đã thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều lầm tưởng về cách thức hoạt động của các liệu pháp và hiệu quả của trị liệu tâm lý. Cùng SoftenMind “hoá giải” những lầm tưởng này qua bài viết dưới đây:

1. Trị liệu tâm lý chỉ dành cho những vấn đề thật sự nghiêm trọng

Trị liệu thường được xem là lựa chọn cuối cùng và mọi người thường chỉ chấp nhận điều trị khi gặp vấn đề nghiêm trọng, đang gặp khủng hoảng hoặc vừa trải qua suy sụp.

Trên thực tế, trị liệu tâm lý có thể giúp đỡ những nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn, theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ:
• Tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến, chẳng hạn như trầm cảmrối loạn lo âu
• Quản lý cảm giác đau buồn, chẳng hạn như sau khi mất người thân hoặc mắc bệnh
• Đối phó với các loại chấn thương khác nhau
• Đối phó với những thách thức của việc điều hướng cuộc sống hàng ngày

Một lầm tưởng phổ biến cho rằng chỉ những người gặp vấn đề quan trọng mới phải đi trị liệu tâm lý

Thêm vào đó, liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn xây dựng một cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa hơn bằng cách hỗ trợ bạn:
• Hoàn thành các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân
• Cải thiện kỹ năng giao tiếp
• Hiểu sâu hơn về bản thân
• Tăng lòng tự trọng của bạn
• Nuôi dưỡng các mối quan hệ mạnh mẽ hơn, kết nối hơn
• Quản lý căng thẳng
• Phát triển thói quen lành mạnh

2. Không có nhiều người đi trị liệu tâm lý

Lầm tưởng này vẫn còn tồn tại vì không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi cho người khác biết rằng mình chuẩn bị hoặc đang trong một chu trình trị liệu. Dù sự kỳ thị xung quanh việc trị liệu đang giảm bớt, việc gặp bác sĩ trị liệu vẫn được nhìn nhận khác với làm việc với huấn luyện viên thể dục, chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu hay bác sĩ châm cứu.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng với ý nghĩ rằng mình dị biệt, khác người nên mới phải chọn đi trị liệu. Theo kết quả khảo sát quốc gia của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), 9,5% người Mỹ trưởng thành đã làm việc với một nhà trị liệu hoặc cố vấn vào năm 2019.
Do đại dịch và sự gia tăng của các lựa chọn trị liệu trực tuyến như SoftenMind, con số này có thể sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai.

3. Tất cả các liệu pháp trị liệu tâm lý đều giống nhau

Thông thường nếu một người thử một phương pháp trị liệu và nó không phù hợp với nhu cầu của họ, họ sẽ cho rằng tất cả các liệu pháp đều không hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều loại trị liệu khác nhau và có thể mất một thời gian thử nghiệm để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với vấn đề tâm lý của bạn.

Ví dụ, liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) có thể giúp ích cho những người đang gặp khó khăn trong việc đối phó với những cảm xúc mãnh liệt và cảm giác sợ hãi về bản thân. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) tập trung vào việc thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, vô ích, có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng hoặc trầm cảm.

Ngoài ra, trị liệu có hiệu quả nhất khi thân chủ làm việc với một nhà trị liệu phù hợp.

4. Trị liệu tâm lý chỉ là một buổi xả hơi tốn kém

Nhiều người lầm tưởng rằng, việc trò chuyện với nhà trị liệu chỉ giống như một buổi xả hơi nói chuyện với một người bạn. Vì vậy, việc trị liệu tâm lý dễ gây nhầm lẫn đây chỉ là một buổi xả hơi tốn kém với một số người.

Tuy nhiên, không giống như những người bạn, nhà trị liệu sẽ:
• Cung cấp cho bạn sự tập trung tối đa
• Được đào tạo đặc biệt để lắng nghe những lo lắng của bạn
• Đánh giá tình hình của bạn một cách khách quan, không định kiến
• Hỗ trợ bạn thực hiện những thay đổi lành mạnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật dựa trên cơ sở khoa học

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, liệu pháp tâm lý được chứng minh là giúp ích cho khoảng 3/4 số người thử qua. Hơn nữa, họ lưu ý rằng khoảng 80% những người đã thử một số loại trị liệu tâm lý cảm thấy tốt hơn sau khi trị liệu kết thúc so với những người chưa bao giờ tham gia trị liệu.

5. Người khác sẽ nghĩ xấu về tôi nếu biết tôi tham gia trị liệu tâm lý

Một số người có thể tránh thử trị liệu vì họ lo lắng những người khác sẽ nghĩ xấu về họ. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm hơn khi biết rằng hầu hết mọi người đều ủng hộ việc trị liệu tâm lý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên không đánh giá thấp ai đó khi biết họ tham gia trị liệu.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn không phải nói với bất kỳ ai rằng bạn đang gặp bác sĩ trị liệu. Nếu ai đó phát hiện ra và có phản ứng tiêu cực, hãy nhớ rằng phản ứng đó bắt nguồn từ sự khó chịu của chính họ chứ không phải dựa trên quyết định của bạn.

6. Trị liệu tâm lý không bí mật

Một số người lo lắng rằng các buổi trị liệu của họ sẽ không được giữ bí mật. Đây là một mối quan tâm quan trọng vì trị liệu tâm lý chỉ hoạt động tốt nhất khi bạn cởi mở với bác sĩ trị liệu để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất của mình.

Tuy nhiên, tất cả các nhà trị liệu được yêu cầu giữ bí mật thông tin của bạn vì quy tắc đạo đức. Đó là một phần khiến liệu pháp trở thành một công cụ hiệu quả để thay đổi và chữa lành.

7. Tôi sẽ phải điều trị tâm lý mãi mãi

Sau khi bắt đầu trị liệu, mọi người có thể cho rằng bạn cần tiếp tục trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ. Hiểu lầm này có thể gây cho bạn cảm giác chán nản hoặc những lo lắng về vấn đề chi phí.

Tin tốt là trị liệu tâm lý sẽ kết thúc dựa trên những yếu tố khác nhau như thời gian điều trị, nhu cầu và tình trạng tâm lý của bạn. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, khoảng một nửa số người đi trị liệu sẽ cải thiện tình trạng sau 15 đến 20 buổi.

Bạn và bác sĩ trị liệu sẽ cùng nhau xác định thời điểm ngừng trị liệu. Trong mọi trường hợp, mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp bạn khỏe hơn chứ không bắt buộc bạn phải tham dự một số lượng buổi trị liệu nhất định.

Theo PsychCentral

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top