Đừng dùng OCD như tính từ! Giải mã căn nguyên của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Trong bài viết đăng tải trên trang web Psychology Today, tác giả Jeff Bell cho biết OCD là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần bị hiểu sai và lệch lạc nhất hiện nay. Điều này không chỉ diễn ra ở Mỹ – nơi mà cụm từ OCD trở thành một phần trong giao tiếp đời sống mà còn phổ biến trên toàn cầu. 

Đặc biệt là tại Việt Nam, ta dễ dàng bắt gặp ai đó thoải mái sử dụng OCD như một cụm từ dùng để chỉ sự kỹ tính, cầu toàn. Đơn cử như “Bạn trai tôi bị OCD nên luôn phải giữ căn phòng thật ngăn nắp, sạch sẽ” hay “Em chú ý hơn nhé, anh bị OCD nên hơi kỹ tính”.

Tuy nhiên, liệu việc sử dụng OCD như một tính từ có thật sự miêu tả toàn diện những khía cạnh của triệu chứng tâm lý này? Cùng SoftenMind tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

OCD là gì?

OCD (viết tắt của Obsessive Compulsive Disorder) – Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một chứng rối loạn lo âu thường làm suy nhược cơ thể, thường biểu hiện bằng những suy nghĩ xâm nhập, quấy rầy (ám ảnh) và các hành vi lặp đi lặp lại, phản tác dụng (cưỡng chế) chỉ nhằm mục đích thoát khỏi những suy nghĩ phiền toái. 

OCD được xác định là một triệu chứng rối loạn hành vi

Những người mắc chứng OCD thường vật lộn với bộ não được lập trình (thông qua hình ảnh thần kinh) khác biệt cả về cấu trúc lẫn chức năng so với bộ não của người bình thường.

Mấu chốt phân biệt OCD: Đau khổ vs. Niềm vui

Theo Jeff Bell, chìa khoá để phân biệt OCD với các hành vi thông thường là sự miễn cưỡng và trạng thái cảm xúc của người thực hiện. Người mắc chứng OCD hoàn toàn không nhận được niềm vui hay lợi ích thực sự nào việc thực hiện hành vi, thậm chí cảm thấy đau khổ tột cùng nếu không thực hiện được hoặc gặp khó khăn ngay cả trong việc vận hành các hoạt động hàng ngày.

Ví dụ, tủ quần áo của tác giả được sắp xếp ngăn nắp theo thứ tự từ trái sang phải với các loại trang phục là vest, áo khoác thể thao, quần dài, quần âu, sơ mi dài tay, sơ mi ngắn tay, áo thun,… Tất cả các item cùng loại sử dụng cùng màu sắc móc treo. Trong trường hợp này, tác giả không cảm thấy khó chịu khi sắp xếp tủ quần áo ngăn nắp thậm chí tận hưởng quá trình thực hiện hành vi. Như vậy, không thể đánh giá đây là rối loạn ám ảnh cưỡng chế của tác giả.

Hành vi sắp xếp tủ quần áo được tác giả thực hiện trong trạng thái thoải mái

Thế nhưng trong một trường hợp khác, Jeff Bell thường thu lượm đá và cành cây trên đường. Đó là bởi vì trong quá khứ, tác giả đã bị bắt nạt khi đang di chuyển mà có người chọc gậy vào bánh xe đạp. Do đó, ông buộc phải thực hiện hành vi này trong một trạng thái không thoải mái vì liên tục thu hút sự chú ý của người qua đường. 

Trái ngược, hành vi nhặt đá và cành cây xuất phát từ một ám ảnh bắt nạt trong quá khứ

Như vậy để tóm tắt, những hành vi biểu hiện của sự ngăn nắp, kỹ tính, cầu toàn như sắp xếp tủ quần áo không phải là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một người chỉ được xác định mắc chứng OCD khi và chỉ khi những hành vi này gặp rối loạn và việc thực hiện các hành vi đó mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế, khiến thân chủ không thoải mái. 

Theo Psychology Today

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top