CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ THỜI THƠ ẤU VÀ ĐIỀU TRỊ

Ước tính có khoảng 46% trẻ em bị chấn thương tâm lý vào một thời điểm nào đó trong tuổi thơ ấu. Người lớn thường hay bảo “chuyện xảy ra khi chúng nó còn rất nhỏ, chúng nó sẽ không thể nhớ được khi chúng trưởng thành”, nhưng thực tế sang chấn thời thơ ấu có thể ảnh hưởng suốt đời.
Điều đó không có nghĩa là một đứa trẻ sẽ bị tổn thương về mặt tình cảm mãi mãi nếu chúng đã phải trải qua một trải nghiệm kinh hoàng. Điều quan trọng là ta phải nhận biết được khi nào một đứa trẻ cần đến sự trợ giúp của chuyên gia để đối phó với sang chấn của chúng. Can thiệp sớm cũng có thể ngăn ngừa những ảnh hưởng kéo dài của sang chấn đến tuổi trưởng thành.
1. Sang chấn thời thơ ấu là gì?
Sang chấn thời thơ ấu là một sự kiện mà một đứa trẻ trải qua khiến trẻ sợ hãi, những sự kiện đó thường là sự kiện bạo lực, nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng. Có nhiều loại trải nghiệm khác nhau có thể dẫn đến sang chấn.
Ví dụ như, bạo hành thể chất hoặc xâm hại tình dục có thể gây sang chấn cho trẻ. Những sự kiện xảy ra một lần như tai nạn xe hơi, thiên tai (như bão), mất người thân hoặc một sự cố y khoa lớn cũng có thể gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Stress kéo dài, chẳng hạn như sống trong một khu phố nguy hiểm hoặc trở thành mục tiêu của những kẻ bắt nạt, cũng có thể gây tổn thương cho một đứa trẻ – ngay cả khi những sự kiện này người lớn cảm thấy đó chỉ là cuộc sống bình thường.
Sang chấn thời thơ ấu thậm chí không cần phải liên quan đến những trải nghiệm xảy ra trực tiếp với đứa trẻ. Chẳng hạn, chứng kiến ​​một người thân của mình phải chịu đựng một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cũng có thể gây tổn thương cho trẻ. Môi trường bạo lực cũng có thể có tác động tới trẻ. Chỉ vì một trải nghiệm gây khó chịu không có nghĩa là sự kiện đó có thể trở thành sang chấn. Ví dụ, việc cha mẹ ly hôn có thể sẽ ảnh hưởng đến một đứa trẻ nhưng nó không nhất thiết phải gây sang chấn cho trẻ.

2. Chấn thương tâm lý thời thơ ấu và PTSD

Có tới 15% trẻ em gái và 6% trẻ em trai tiến triển thành Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) sau một sự kiện đau buồn. Trẻ em bị PTSD có thể tái trải nghiệm sự kiện sang chấn lặp đi lặp lại trong tâm trí của chúng. Chúng cũng có thể tránh né bất kì điều gì gợi nhắc chúng đến sự kiện sang chấn hoặc tái hiện sang chấn trong khi chúng chơi đùa.
Trẻ em bị PTSD cũng có thể:

  • Hành động trẻ hơn tuổi thật của chúng (chẳng hạn như mút ngón tay)
  • Gặp khó khăn khi trong việc tập trung
  • Dễ cảm thấy trầm cảm hoặc lo âu
  • Khó có tình cảm với người khác
  • Gia tăng sự tức giận và hung hăng
  • Gặp các vấn đề ở trường học
  • Khó ngủ
  • Mất hứng thú với các hoạt động mà chúng từng yêu thích
  • Mất liên hệ với thực tại
  • Có vẻ tách rời, tê liệt hoặc không phản hồi
  • Lo lắng về việc chết trẻ

Ngay cả những trẻ không phát triển thành PTSD vẫn có thể biểu hiện các vấn đề về cảm xúc và hành vi sau một trải nghiệm đau thương. Dưới đây là một số điều cần theo dõi trong những tuần và tháng sau một sự kiện đáng buồn:

  • Vấn đề về tức giận
  • Vấn đề về sự chú ý
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Sự phát triển của những nỗi sợ hãi mới
  • Gia tăng nỗi quan tâm về cái chết hoặc sự an toàn
  • Cáu gắt
  • Mất hứng thú với các hoạt động bình thường
  • Có vấn đề khi ngủ
  • Nỗi buồn
  • Từ chối đi học
  • Phàn nàn về các vấn đề thực thể như đau đầu và đau bụng

chấn thương tâm lý thời thơ ấu

3. Tác động của chấn thương tâm lý thời thơ ấu

Các sự kiện đau thương có thể ảnh hưởng

đến sự phát triển não bộ của một đứa trẻ, có thể gây hậu quả suốt đời về thể chất, tinh thần và xã hội.

Tác động đến sức khỏe thể chất

Khi một đứa trẻ trải qua một sự kiện đau

thương, trải nghiệm đó có thể làm giảm sự phát triển thể chất của chúng. Sự stress có thể làm suy giảm sự phát triển của hệ thống miễn dịch và thần kinh trung ương, khiến chúng khó phát huy hết khả năng của mình.
Một nghiên cứu năm 2015 được công bố báo cáo rằng một đứa trẻ càng gặp nhiều điều bất lợi thì nguy cơ mắc bệnh mãn tính sau này càng cao. Cụ thể, bài báo lưu ý rằng việc tiếp xúc với sang chấn lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ phát triển của trẻ về:

  • Bệnh hen suyễn
  • Bệnh tim mạch vành
  • Bệnh tiểu đường
  • Đột quỵ

Một đánh giá năm 2019 gồm 134 bài báo dựa trên các nghiên cứu khác nhau cho biết thêm rằng việc tiếp xúc với những trải nghiệm bất lợi khi còn là một đứa trẻ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh khác nhau – chẳng hạn như các bệnh tự miễn, bệnh phổi, bệnh tim mạch và ung thư – ở tuổi trưởng thành, cũng như làm tăng mức độ đau đớn.

Tác động đến sức khỏe tâm thần

Sang chấn thời thơ ấu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ảnh hưởng tâm lý của trải nghiệm đau thương có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về kiểm soát cơn tức giận
  • Sự chán nản
  • Cảm xúc đau khổ
  • Mức độ căng thẳng cao
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
  • Rối loạn tâm thần

Trẻ em tiếp xúc với những sang chấn phức tạp thậm chí có thể trở nên phân ly. Phân ly liên quan đến việc tách bản thân ra khỏi trải nghiệm về mặt tinh thần. Chúng có

thể tưởng tượng rằng chúng đang ở bên ngoài cơ thể và quan sát cơ thể mình từ một nơi khác hoặc có thể mất trí nhớ về trải nghiệm, dẫn đến khoảng trống kí ức.
Nghiên cứu được công bố lưu ý thêm rằng tỷ lệ cố gắng tự tử cao hơn đáng kể ở những người trưởng thành từng trải qua những tổn thương như lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục và bạo lực gia đình từ cha mẹ khi họ còn nhỏ.

Tác động đến các mối quan hệ

Mối quan hệ của một đứa trẻ với những người chăm sóc chúng — cho dù đó là cha mẹ, ông bà, hoặc những người lớn khác trong gia đình hay trẻ không có gia đình — là rất quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần và thể chất của chúng. Sự gắn bó cùng người chăm sóc có thể giúp trẻ học cách tin tưởng người khác, quản lý cảm xúc và tương tác tích cực với thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, khi một đứa trẻ trải qua một sang chấn dạy chúng rằng chúng không thể tin tưởng hoặc dựa dẫm vào người chăm sóc đó, chúng có thể tin rằng thế giới xung quanh chúng là một nơi đáng sợ và con người rất nguy hiểm. Bài học này khiến việc hình thành các mối quan hệ trong suốt thời thơ ấu  và cả những năm tháng tuổi trưởng thành của chúng trở nên vô cùng khó khăn.
Trẻ em gặp sang chấn cũng có khả năng phải vật lộn với các mối

quan hệ lãng mạn khi trưởng thành. Một nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình cho thấy rằng vợ hoặc chồng có tiền bị lạm dụng thời thơ ấu có xu hướng có những cuộc hôn nhân ít viên mãn hơn, ngay cả khi vẫn còn mới ở trong giai đoạn mới cưới.

Các tác động khác

Đôi khi tác động của sang chấn thời thơ ấu còn vượt ra ngoài sức khỏe thể chất hoặc tinh thần và các mối quan hệ. Ví dụ, một số nghiên cứu đã kết nối những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu với nguy cơ trở thành tội phạm hình sự ở tuổi 35 (đôi khi là phạm tội nghiêm trọng và bạo lực).
Các tác động khác có thể bao gồm:

  • Dễ bị “châm ngòi nổ” và có nhiều phản ứng dữ dội hơn
  • Tham gia vào các hành vi nguy cơ cao (chẳng hạn như lái xe ở tốc độ cao hoặc quan hệ tình dục không an toàn)
  • Không có khả năng lập kế hoạch trước hoặc chuẩn bị cho tương lai
  • Tăng nguy cơ tự hại
  • Thiếu kiểm soát các xung động
  • Lòng tự trọng thấp
  • Sự cố khi giải quyết vấn đề hoặc tư duy

Những đứa trẻ trải qua những biến cố đau thương cũng có thể bị giảm khả năng làm cha mẹ với con cái của chúng sau này khi lớn lên.

4. Chấn thương thời thơ ấu chưa được điều trị

Khi sang chấn thời thơ ấu không được điều trị, các vấn đề liên quan đến sang chấn thường không được giải quyết và kết quả là có thể là hậu quả lâu dài. Không được điều trị cũng hạn chế khả năng ngăn ngừa một số hậu quả tiêu cực liên quan đến sang chấn, ngay cả ở cấp độ sinh học.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng những bệnh nhân bị sang chấn thời thơ ấu không được điều trị có khả năng kháng glucocorticoid nhiều hơn. Kháng glucocorticoid có liên quan nhiều đến trầm cảm. Những phát hiện này cho thấy rằng việc thiếu điều trị sang chấn, trực tiếp và gián tiếp, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trầm cảm.

5. Làm thế nào để giúp những đứa trẻ bị chấn thương tâm lý

Sự trợ giúp xã hội có thể là chìa khóa để giảm tác động sang chấn đối với một đứa trẻ, thậm chí là giảm nguy cơ có ý định tự sát. Dưới đây là một số cách để hỗ trợ một đứa trẻ sau một sự kiện đau thương:

  • Khuyến khích đứa trẻ nói về cảm xúc của chúng và xác nhận những cảm xúc của chúng.
  • Giúp chúng hiểu rằng chúng không có lỗi.
  • Trả lời câu hỏi của chúng một cách trung thực.
  • Đảm bảo với trẻ rằng bạn sẽ làm mọi cách để bảo vệ trẻ an toàn.
  • Hãy tuân thủ một thói quen hàng ngày càng nhiều càng tốt.
  • Hãy kiên nhẫn vì mỗi đứa trẻ hồi phục theo tốc độ riêng của chúng.

Tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của đứa trẻ, chúng có thể được giới thiệu cho các dịch vụ trị liệu như trị liệu hành vi nhận thức, chơi trị liệu, hoặc trị liệu gia đình. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi có chẩn đoán PTSD, thuốc cũng có thể là một lựa chọn để giúp điều trị các triệu chứng.

6. Làm thế nào để chữa lành khỏi sang chấn thời thơ ấu của chính bạn

Nếu bạn từng trải qua sang chấn khi còn nhỏ và vẫn còn phải điều trị, bạn có thể thực hiện một số hành động để giúp bản thân có thể đối phó tốt hơn. Trong số đó có:

  • Dành thời gian cho những người luôn ủng hộ bạn trong cuộc sống
  • Giữ một lịch trình ăn uống và ngủ nghỉ phù hợp
  • Hoạt động thể chất
  • Tránh rượu và ma túy

Nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng có thể giúp bạn bắt đầu chữa lành. Các lựa chọn trị liệu có thể bao gồm một số các liệu pháp trị liệu sang chấn, như là liệu pháp xử lý nhận thức (CPT), liệu pháp hành vi nhận thức tập trung vào sang chấn (TF-CBT), giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt (EMDR), và liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT), và một số liệu pháp khác.

Xem thêm: https://tamly.softenmind.com/2022/12/05/cach-nhan-biet-va-doi-pho-voi-con-lo-au/
Tìm hiểu thêm về PTSD

Scroll to Top