ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ KHI TRẺ BỊ BA MẸ LA MẮNG

Nếu bạn đột nhiên mất bình tĩnh và quát mắng một đứa trẻ, bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng và có lẽ bạn sẽ cảm thấy hối hận về điều đó ngay lập tức. Bạn thậm chí có thể đã dành một khoảng thời gian để một mình ngẫm nghĩ tự hỏi điều thứ gì trên đời đã thúc đẩy bạn phản ứng như vậy.

Rất có thể, đầu óc bạn đã rối bời. Mặc dù bạn có thể hiểu được điều gì khiến bạn đột ngột nổi điên lên như vậy, nhưng điều đó cũng không thể làm thay đổi ảnh hưởng tâm lý đến đứa trẻ mà bạn la mắng. Khi việc quát mắng con cái đã trở thành một thói quen xấu, làm thế nào để bạn có thể ngừng quát mắng trẻ?

ảnh hưởng tâm lý khi bị ba mẹ la mắng

Nhiều trẻ sẽ im lặng khi bị la mắng, nhưng cảm giác tổn thương và buồn bã tiềm ẩn thì vẫn tồn tại. Cảm giác tổn thương sau khi bị la mắng có thể kéo dài trong một thời gian ngắn và cũng có thể sẽ kéo dài hơn. Đối với một số trẻ em, hậu quả để lại từ việc bị la mắng có thể kéo dài suốt đời. Trẻ em không phải lúc nào cũng nói với người khác về cảm giác bị tổn thương của chúng, vì vậy bạn có thể không nhận ra tổn thương mà mình đã gây ra cho trẻ.

Bằng cách hiểu rõ hơn về ảnh hưởng tâm lý ngắn hạn và dài hạn của việc quát mắng trẻ, bạn có cơ hội để thay đổi cách giao tiếp và tương tác với trẻ theo cách mang lại hạnh phúc và tác động tích cực cho cả bạn và trẻ. Cha mẹ thường nuôi dạy con cái giống như cách mà cha mẹ họ đã sử dụng để nuôi dạy họ trước đây. Nếu bạn đã quyết định ngừng quát mắng con mình nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc phá vỡ định khuôn của chính mình, bạn có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia tham vấn, trị liệu có bằng cấp. Bài viết này sẽ nói về những ảnh hưởng tâm lý của trẻ khi bị ba mẹ la mắng.

1. Tầm quan trọng của việc hình thành mô hình giao tiếp lành mạnh

Theo Hiệp hội Tâm lý học Việt Nam, trẻ em có thể học tập hành vi bạo lực ngay từ khi còn rất nhỏ. Chúng cũng rất dễ dàng học được làm thế nào để trở nên nhân hậu và tử tế. Thông qua những kinh nghiệm sống mà chúng có, cùng với những tương tác của chúng với cha mẹ và những người khác, chúng học được cách giải quyết vấn đề, đối phó với những bất đồng và kiểm soát cơn giận của mình. Những trẻ nhỏ có được kỹ năng sống quan trọng sẽ học được cách để ngăn chặn bạo lực, điều này sẽ giúp ích cho chúng trong suốt quãng đời còn lại. Kỹ năng sống tốt chính là chìa khóa để trẻ em tránh được bạo lực khi trưởng thành và giúp chúng ít có khả năng phải trải nghiệm bạo lực hơn.

2. Ảnh hưởng tâm lý ngắn hạn của việc la mắng trẻ

Có nhiều khả năng bạn sẽ nhận thấy ngay một số ảnh hưởng về tâm lý ngắn hạn của việc quát mắng trẻ ngay sau khi bạn làm điều đó. Những tác động ngắn hạn của việc la mắng này bao gồm gây hấn, lo âu và thu rút.

Trong một nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 8-12 tuổi đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, kết quả cho thấy trẻ em trở nên hung tính hơn khi mẹ chúng là người dùng hình phạt về thể chất, tỏ ra thất vọng về con cái và quát mắng con cái. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em có các triệu chứng lo âu cao hơn khi chúng bị đánh đòn, bị cấm đoán, mẹ của chúng bày tỏ sự thất vọng về chúng và khiến chúng xấu hổ.

Trong một nghiên cứu về những đứa trẻ người Mỹ gốc Phi, kết quả cho thấy xâm hại bằng lời nói phổ biến hơn cả trừng phạt thân thể. Nghiên cứu cũng cho thấy một số khác biệt quan trọng trong cách trẻ em trai và trẻ em gái xử lý các hành vi xâm hại bằng lời nói. Trẻ em trai có cha mẹ bạo hành bằng lời nói thường sẽ để lại hậu quả là khả năng tự kiểm soát thấp. Đối với các bé gái, các em có nhiều khả năng sẽ phản ứng bằng việc tức giận hoặc thất vọng.

Trẻ em rất hay phản chiếu hành vi của chính cha mẹ chúng. Nếu bạn hét vào mặt trẻ, trẻ có thể sẽ hét lại bạn. Từ góc nhìn của trẻ, trẻ cho rằng bạn đang dạy trẻ cách mà bạn muốn trẻ giao tiếp.

Tùy thuộc vào nhân cách của trẻ, bạn có thể không thấy được sự gia tăng tính gây hấn hoặc gia tăng hành vi cãi lại, nhưng bạn có thể thấy các dấu hiệu cho thấy trẻ thu rút khỏi bạn. Chúng có thể tìm đến bạn bè, giáo viên hoặc những người lớn khác mà chúng tin tưởng hơn là dựa dẫm vào bạn.

3. Ảnh hưởng Tâm lý dài hạn của việc la mắng trẻ

Những ảnh hưởng tâm lý ngắn hạn có thể khiến bạn suy nghĩ về việc bạn có thể phản ứng tốt hơn với con cái như thế nào trong trường hợp bạn tức giận hoặc thất vọng với chúng hoặc vì một số lý do khác. Xâm hại bằng lời nói đối với trẻ có thể để lại ảnh hưởng lâu dài sau khi sự cố đó xảy ra. Theo nghiên cứu này, ảnh hưởng tâm lý lâu dài của việc quát mắng trẻ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Sự lo âu
  • Lòng tự trọng
  • Một cái nhìn tiêu cực về bản thân
  • Các vấn đề xã hội
  • Các vấn đề về hành vi
  • Gây hấn
  • Trầm cảm
  • Hành vi bắt nạt

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em có xu hướng đối xử với người khác theo cách giống như cách mà mọi người đối xử với chúng. Trừ khi có sự can thiệp, nếu không những thói quen và khuynh hướng mà trẻ phát triển do các mối quan hệ thời thơ ấu của chúng để lại sẽ theo chúng đến tuổi trưởng thành. Người lớn không ngừng lại việc mắng trẻ có thể khiến trẻ bắt nạt những đứa trẻ khác vì chúng có xu hướng có quan điểm méo mó về ranh giới lành mạnh phải như thế nào. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng la mắng đặc biệt có hại cho trẻ em khi nó đi kèm với những lời đe dọa và lăng mạ.

Nếu bạn nghĩ về các mối quan hệ của riêng mình mà bạn đã phát triển khi trưởng thành, nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ có xu hướng tránh những người hay la hét, coi thường người khác hoặc lạm dụng như một bản năng. Có lẽ không quá ngạc nhiên khi trẻ em cũng có thể phản ứng y như vậy. Điều này giải thích tại sao một trong những tác động tâm lý lâu dài của việc quát mắng trẻ em là khiến chúng nhìn nhận bản thân mình thấp kém và gặp khó khăn trong các tình huống xã hội.

4. Các chiến lược giúp bạn bỏ thói quen la mắng trẻ

Nhìn chung, những ảnh hưởng tâm lý của việc la mắng có ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đối với trẻ. Hãy cố gắng đừng quá khắt khe với bản thân nếu bạn thỉnh thoảng la mắng. Cân nhắc đến gặp trẻ ngay sau khi bạn la mắng và giải thích điều gì khiến bạn khó chịu và nói lời xin lỗi. Nếu bạn ngừng việc la mắng, sẽ có ít trường hợp như vậy hơn xảy ra trong tương lai và điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít phải xin lỗi hơn. Lợi ích của việc xin lỗi còn là nó mang lại cho bạn cơ hội để mô hình hóa hành vi thể hiện cách trẻ có thể thực hiện các bước để sửa chữa mối quan hệ mà chúng có thể bị tổn thương vào một thời điểm nào đó.

May mắn thay, có rất nhiều cách bạn có thể làm, cố gắng để ngăn mình không quát mắng con cái. Bạn có thể chú ý vào một hoặc hai trong số những phương pháp đó và thực hành chúng một cách thường xuyên. Đó là cách tốt để hình thành những thói quen mới.

Biết rằng mình gặp khó khăn trong lĩnh vực này sẽ là cơ hội để bạn có thể chạm được đến cảm xúc của chính mình. Trong trường hợp bạn cảm thấy sự tức giận hoặc thất vọng của mình tăng lên, bạn đã bao giờ cân nhắc đến việc cho mình nghỉ ngơi thay vì cho trẻ nghỉ ngơi chưa? Bằng cách dành một vài phút trong một căn phòng khác, bạn sẽ có cơ hội để bình tĩnh lại và đáp lại trẻ theo cách mà bạn thực sự mong muốn.

Một ý tưởng tuyệt vời khác là hãy dạy con bạn về các loại cảm xúc khác nhau. Trẻ nhỏ thường phản ứng tốt khi đọc những cuốn sách về chủ đề cảm xúc, đặc biệt là khi việc đọc những cuốn sách này tạo điều kiện cho trẻ dành thời gian ở cùng bạn. Đọc sách cùng nhau là một hoạt động thú vị cho phép mọi người có cơ hội chia sẻ với nhau những gì họ đang nghĩ.

Giao tiếp bằng mắt có thể là một tương tác mạnh mẽ giữa người lớn và trẻ em. Một số trẻ em bị dọa sợ khi người lớn nói chuyện với trẻ từ trên cao xuống. Một số trẻ sẽ phản ứng tốt hơn nếu bạn có thể hạ mình xuống ngang tầm mắt của trẻ.

Khi các hành vi gây khó chịu hoặc phiền hà nổi lên, chẳng hạn như than vãn hoặc giận dữ, hãy phớt lờ nó nếu bạn có thể, miễn là hành vi đó không nguy hiểm.

Hãy nhớ rằng trẻ em không thích việc bị cảm thấy xấu hổ hoặc hổ thẹn còn hơn cả người lớn. Khi nói với chúng về những lựa chọn sai lầm mà chúng đã làm, sẽ rất hữu ích khi ta khuyến khích tương tác hai chiều. Nói thẳng về những lỗi lầm mà chúng đã mắc phải thì cũng không sao, nhưng hãy làm điều đó theo những cách giúp chúng có thể giữ gìn được phẩm giá của bản thân và để trẻ cũng có một chút ý kiến ​​đóng góp.

Hãy dành cho trẻ thật nhiều sự khích lệ trong quá trình trao đổi, đồng thời cư xử và giải quyết vấn đề một cách tôn trọng. 

Nhắc nhở bản thân rằng bọn trẻ vẫn đang học hỏi về cuộc sống. Trẻ vẫn đang phải mò mẫm, thử và sai.
Xem thêm

 

Scroll to Top