HIỂU VỀ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC – BIPOLAR DISORDER

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra những thay đổi bất thường về năng lượng, tâm trạng, sự tập trung và khả năng thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Những thay đổi này trong tâm trạng, được gọi là các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. 

Hiểu thêm về rối loạn lưỡng cực tại đây

Hai giai đoạn lưỡng cực

Hưng phấn và trầm buồn đều là những cảm xúc thường có ở mọi người. Tuy nhiên, những người bị rối loạn lưỡng cực lại trải qua những thay đổi tâm trạng mạnh mẽ hơn. Những sự thay đổi này thường được gọi là giai đoạn lưỡng cực. Trạng thái cảm xúc liên quan đến rối loạn lưỡng cực có sự chuyển từ giai đoạn hưng cảm sang giai đoạn trầm cảm. Sự thay đổi tâm trạng lưỡng cực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không báo trước và có thể kéo dài trong thời gian dài.

4 yếu tố nguy cơ phát triển chứng rối loạn lưỡng cực

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn lưỡng cực. Các nhà khoa học tin rằng có một thành phần di truyền có thể gây ra chứng rối loạn này trong một số gia đình. Các yếu tố môi trường như giới tính, căng thẳng và lạm dụng rượu hoặc chất kích thích cũng được cho là những yếu tố góp phần vào sự phát triển của rối loạn lưỡng cực.

1. Di truyền 

Nếu bạn có người thân cận bị rối loạn lưỡng cực, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em, bạn có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn cao hơn. Rối loạn lưỡng cực có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi, tuổi khởi phát điển hình là 25 tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên.

2. Giới tính

Trong khi nam giới và phụ nữ đều bị ảnh hưởng như nhau bởi rối loạn lưỡng cực, có một số triệu chứng cụ thể hơn cho từng giới tính. Ví dụ, phụ nữ có tốc độ đổi pha nhanh hơn so với nam giới mắc chứng rối loạn này. Mặt khác, nam giới có thể biểu hiện các triệu chứng rối loạn lưỡng cực như tức giận, thù địch hoặc hung hăng.

Đổi pha nhanh là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những thay đổi trong chu kỳ tâm trạng mà người bị ảnh hưởng trải qua bốn giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng. Sự thay đổi nhanh chóng trong chu kỳ tâm trạng này thường được người đó mô tả giống như cảm giác họ đang đi trên một chuyến tàu lượn siêu tốc của cảm xúc. Cảm xúc có thể di chuyển từ cao xuống thấp và trở lại trong khoảng thời gian vài giờ hoặc vài ngày. Trong giai đoạn này, người đó cảm thấy mất kiểm soát một cách nguy hiểm. 

3. Căng thẳng

Những người sống trong môi trường căng thẳng cao hoặc làm công việc căng thẳng dễ bị rối loạn lưỡng cực. Các yếu tố khác, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục (đặc biệt là trong giai đoạn phát triển ban đầu của cuộc đời), cái chết của cha mẹ, các sự kiện đau buồn khác cũng được cho là làm tăng nguy cơ rối loạn lưỡng cực. 

4. Lạm dụng rượu, chất gây nghiện

Mặc dù rượu và các chất khác không gây ra rối loạn lưỡng cực, nhưng việc sử dụng chúng có thể đẩy nhanh sự khởi phát của các triệu chứng và làm cho các giai đoạn trở nên tồi tệ hơn.

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực

Đã có lúc rối loạn lưỡng cực bị nhầm lẫn với các rối loạn sức khỏe tâm thần khác như tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm đơn cực. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ lâm sàng đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có thể xác định các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lưỡng cực và trong hầu hết các trường hợp, có thể điều trị hiệu quả và an toàn. Chẩn đoán và điều trị thích hợp có thể giúp những người bị rối loạn lưỡng cực có cuộc sống năng động và khỏe mạnh.

Đối mặt với những trở ngại tâm lý của bản thân chưa bao giờ là dễ dàng. Hãy để SoftenMind hỗ trợ, đồng hành, lắng nghe những bất ổn sâu trong bạn nhằm đối mặt, thích ứng linh hoạt với những trở ngại khó giãi bày, một cách thuận tiện, kín đáo và bảo mật nhất.

Sứ mệnh của SoftenMind là hỗ trợ người Việt Nam tiếp cận với dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ Tâm lý dễ dàng, tiện lợi và tối ưu chi phí hơn.

Bài viết liên quan

Scroll to Top