HÀNH VI BÙ ĐẮP TRONG RỐI LOẠN ĂN UỐNG (Phần 2)

1. Một số hành vi bù đắp phổ biến nhất trong rối loạn ăn uống

Tập thể dục quá mức

Mặc dù tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhưng khi nó được thực hiện để bù đắp cho việc ăn uống, thì sẽ ngược lại. Lý do đây là một hành vi bù đắp vì mục tiêu của nó là để đốt cháy calo từ việc ăn uống và ngăn ngừa tăng cân. Nó phổ biến nhất với rối loạn thanh lọc, nhưng nó cũng xảy ra với các rối loạn khác. Thông thường, khi tập thể dục như là một hành vi bù đắp, người đó sẽ tập thể dục hàng giờ và vượt quá mức độ mà hầu hết mọi người coi là điển hình, chẳng hạn như chạy trên máy chạy bộ hàng giờ liền.

Tập thể dục bao nhiêu là quá mức? Câu trả lời này sẽ khác nhau đối với mỗi cá nhân, nhưng nói chung, khi một người “buộc phải” tập thể dục hoặc việc thực hiện các hoạt động khác của họ chỉ là thứ yếu so với việc tập thể dục, thì điều đó có khả năng dần trở thành sự ám ảnh với họ. Trừ trường hợp một cá nhân đang cần tập luyện cho một sự kiện hoặc có lý do cụ thể khác, còn không thì việc tập thể dục hàng giờ mỗi ngày và tất cả các ngày trong tuần thường được coi là quá mức. Nếu một người tập thể dục bất chấp chấn thương hoặc bệnh tật thì đó là một dấu hiệu khác cho thấy họ có thể tập luyện quá mức và không tốt cho sức khỏe.

Ăn chay

Ăn chay là phương án mà mọi người làm vì nhiều lý do khác nhau. Một số tôn giáo yêu cầu ăn chay vào những ngày thánh vì người ta cho rằng làm như vậy khiến bạn trở nên ngoan đạo hơn hoặc giúp bạn tiếp xúc được nhiều hơn với một vị thần cụ thể.

Nó cũng có thể là một hành vi bù đắp trong chứng rối loạn ăn uống. Lý do là vì thời gian nhịn ăn có thể bù đắp cho một ngày họ ăn uống bình thường, hoặc nó có thể là sự chuẩn bị cho cơ thể được phép ăn uống sau đó. Ví dụ, một người nhịn ăn như một hành vi bù đắp cảm thấy ít lo lắng hơn khi ăn tối vào buổi tối vì họ đã nhịn ăn cả ngày. Hoặc, một người nào đó đã ăn vô độ vào ngày hôm trước cảm thấy muốn nhịn ăn vào ngày hôm sau để bù vào lượng calo dư thừa.

Có những cá nhân có thể gọi đồ ăn tại nhà hàng hoặc đặt thức ăn vào đĩa của mình tại bàn ăn tối chỉ để làm ra vẻ như họ đang ăn, nhưng sau đó họ sẽ chỉ ăn một hoặc hai miếng, hoặc họ sẽ chỉ đảo thức ăn xung quanh đĩa.

Tự hại

Cũng có những người mắc chứng rối loạn ăn uống tham gia vào các hình thức tự làm hại bản thân khác vì cảm giác tội lỗi liên quan đến những gì họ đang làm. Bạn có thể thấy các trường hợp cắt da của họ để giảm bớt cảm giác buồn bã, lo lắng hoặc trầm cảm.

 

2. Bạn có thể làm gì nếu quan sát thấy những hành vi này hoặc nghi ngờ chúng?

Nếu bạn nghĩ rằng ai đó mà bạn biết đang có hành vi bù đắp vì chứng rối loạn ăn uống, có lẽ bạn đang lo lắng cho họ và muốn làm điều gì đó. Thật khó để biết phải làm gì. Người mắc chứng rối loạn ăn uống thường cố gắng hết sức để ngăn người khác biết về nó và việc nhắc về nó có thể khiến họ rất khó chịu.

Chẳng hạn việc hỏi han như “Mẹ nhận ra rằng con đã không đến nhà mẹ vào chủ nhật như thường lệ vì phải đến phòng tập gym. Có vẻ như việc tập thể thao thực sự quan trọng đối với con. Mẹ tự hỏi là liệu có thể đang có điều gì đó không ổn với con không?” Bạn có thể thấy loại phản hồi mà bạn nhận được bằng việc gợi mở một cách lịch thiệp và bạn có thể nhận được nhiều thông tin hơn. Bạn cũng có thể nhận được câu trả lời là chẳng có gì sai trái ở đây hết và hãy tự để mắt đến công việc của mình đi. Nếu điều thứ hai xảy ra, đừng để bụng. Đầu tiên, bạn có thể sai. Thứ hai, để một người có thể điều trị chứng rối loạn ăn uống, họ phải tự có mong muốn điều trị. Sẽ chẳng có ích lợi gì khi gây áp lực cho họ. Tất nhiên, lời khuyên này là dành cho người trưởng thành. Nếu bạn là cha mẹ của một đứa trẻ mà bạn cho là con mình đang mắc chứng rối loạn ăn uống, đề xuất này không áp dụng được. Bạn sẽ cần tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ và nhà tham vấn trị liệu của họ.

3. Bạn có cần nói về người mắc chứng rối loạn ăn uống không?

Nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc bạn biết ai đó mắc chứng này, thì cảm giác sẽ cô đơn biết mấy. Bạn hoặc người bạn yêu thương cần được giúp đỡ. Rối loạn ăn uống cần được điều trị. Đây là cả một vấn đề sức khỏe y tế và tâm thần. Tham vấn trị liệu rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm, hình ảnh cơ thể thực tế và thách thức những suy nghĩ tiêu cực. Bạn có thể tìm kiếm các nhà trị liệu làm việc với chứng rối loạn ăn uống. Nếu bạn lo lắng về việc một ai đó bạn quen biết có thể mắc chứng rối loạn ăn uống, thì việc trò chuyện với chuyên gia tham vấn trị liệu có thể rất hữu ích. Bạn có thể đặt câu hỏi và nhận thêm thông tin cũng như nói về cảm xúc của chính mình. Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không chỉ bản thân người mắc chứng rối loạn. Điều quan trọng là đừng chỉ biết chờ đợi.

Đọc thêm phần 1 tại đây.

https://tamly.softenmind.com/2022/12/02/hanh-vi-bu-dap-trong-roi-loan-an-uong-phan-1/

https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/roi-loan-an-uong/roi-loan-an-uong/

Scroll to Top