HIỂU VÀ CẢI THIỆN NGÔN NGỮ CƠ THỂ KHI BẠN CÓ BIỂU HIỆN LO ÂU XÃ HỘI

Ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp phi ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu thêm nhiều hơn về người khác, góp phần trong việc tạo nên ấn tượng đầu tiên của chúng ta và những thông điệp mà chúng ta truyền tải đến những người xung quanh. Ngôn ngữ cơ thể có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội.

Nếu bạn sống chung với rối loạn lo âu xã hội (SAD), bạn có thể vô tình tạo ra một số dấu hiệu lo âu phi ngôn ngữ. Một số hành vi của bạn cũng có thể khiến người khác không thích. Mặc dù ban đầu bạn có thể cảm thấy lúng túng, nhưng việc học các dấu hiệu có thể giúp bạn luyện tập để trở nên tự tin và dễ gần hơn.

Lo âu xã hội cũng có thể khiến việc đọc vị ngôn ngữ cơ thể người khác trở nên khó khăn hơn. Học cách diễn giải các tín hiệu mà mọi người đang gửi cho bạn có thể giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong các tình huống xã hội.

Nếu bạn đang tìm cách cải thiện ngôn ngữ cơ thể của mình và khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác, bài viết này là dành cho bạn.

Hãy xuất hiện với một diện mạo dễ gần để tránh lo âu xã hội

Nếu bạn sống với chứng lo âu xã hội, bạn có thể biểu hiện ra rất nhiều hành vi “khép kín” khiến người khác nghĩ rằng bạn không muốn ai tiếp cận bạn. Những hành vi như khoanh tay, nhìn xuống hay đứng tránh xa đám đông đều là dấu hiệu như thể muốn nói “Để tôi yên”.

Nếu bạn muốn thay đổi và bắt đầu tạo ra khí chất dễ gần, thu hút hơn, hãy bắt đầu bằng cách thực hành một số hành vi ngôn ngữ cơ thể dễ tiếp cận:

  • Tránh bồn chồn hoặc các thói quen lo âu khác
  • Ngẩng cao đầu
  • Giao tiếp bằng mắt
  • Gật đầu khi bạn lắng nghe người khác nói
  • Mỉm cười
Đề phòng trước những sai lầm

Nếu bạn mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội, điều quan trọng là phải theo dõi các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể có thể truyền đạt những điều bạn có thể không định truyền đạt ra. Nói chung, đây là những hành vi khép kín khiến bạn tỏ ra là người xa cách, không thể tiếp cận, không quan tâm hoặc không thoải mái với người khác.

Mặc dù những hành vi này có thể là điều tự nhiên do bạn đang lo lắng, nhưng thông điệp mà chúng gửi đến cho những người khác là bạn không phải là người dễ làm quen. Nếu bạn muốn thay đổi, hãy bắt đầu bằng cách xem liệu bạn có đang mắc những lỗi trong ngôn ngữ cơ thể này hay không.

Một số hành vi ngôn ngữ cơ thể có thể gửi tín hiệu tiêu cực bao gồm:

  • Nụ cười ngượng ngùng hoặc giả tạo
  • Khoanh tay
  • Lo lắng
  • Thiếu giao tiếp bằng mắt
  • Nhìn xuống
  • Tránh xa mọi người
  • Thông vai
Tự tin hơn

Những người mắc chứng lo âu xã hội có xu hướng đánh giá bản thân một cách khắt khe, cay nghiệt. Bởi vì họ đánh giá bản thân một cách tiêu cực, họ cũng có xu hướng tin rằng người khác cũng nhìn họ bằng ánh mắt không mấy tốt đẹp. Điều này thường có thể dẫn đến sự kém tự tin và đánh giá thấp bản thân.

Một số hành động có thể giúp bạn tự tin hơn hoặc tỏ ra tự tin hơn bao gồm:

  • Bắt tay thật dứt khoát
  • Đứng thẳng lưng
  • Bước đi với những bước chân sải dài

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt sự tự tin hơn thậm chí có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Lưu ý các biểu cảm khuôn mặt

Ngoài ngôn ngữ của cơ thể, ngôn ngữ của khuôn mặt nói lên rất nhiều điều về cảm giác của một người. Chúng ta biết rằng có bốn cảm xúc chung mà mọi người đều sẽ trải qua.

Những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội thường gặp rắc rối với việc giao tiếp bằng mắt, điều này có thể khiến họ khó nhận thấy các tín hiệu trên khuôn mặt mà người khác gửi đến.

Một số cử động trên khuôn mặt có thể truyền đạt cảm xúc bao gồm:

  • Dùng tay che miệng
  • Lông mày nhíu lại
  • Đôi môi mím
  • Nhướng mày

Nếu bạn muốn trở nên tốt hơn trong việc đọc các biểu hiện trên khuôn mặt, trước tiên hãy học những cảm xúc cơ bản này và sau đó xem xét các chỉ số của từng cảm xúc trong cuộc trò chuyện.

Nhận ra sự lừa dối

Đôi khi, sự lo âu có thể khiến bạn không nhận thấy tín hiệu ngôn ngữ cơ thể mà người khác đang gửi tới. Những hành vi phổ biến như không giao tiếp bằng mắt hoặc nhìn xuống có thể khiến bạn có thể bỏ lỡ một số dấu hiệu phổ biến của sự lừa dối.

Nếu bạn đã từng nghi ngờ rằng ai đó không thật lòng với mình, bạn nên xem xét cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể của họ. Một số dấu hiệu cho thấy ai đó có thể không trung thực bao gồm:

  • Có các hành vi chải chuốt, gãi cào chẳng hạn như nghịch tóc
  • Ôm chặt cơ thể của họ
  • Không giao tiếp bằng mắt

Tất nhiên, không hành động nào trong số này có nghĩa là một người nhất thiết đang nói dối. Khi bạn đang diễn giải ngôn ngữ cơ thể, việc tìm kiếm các tín hiệu nói chung thường rất hữu ích.

Hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ

Một số điều bạn có thể làm để giúp nâng cao hiểu biết của mình về ngôn ngữ phi ngôn ngữ bao gồm:

  • Tự hỏi người đó đang có ý gì
  • Tìm kiếm các tín hiệu phi ngôn ngữ không khớp với lời nói
  • Chú ý tới âm điệu của giọng nói
  • Chú ý đến bối cảnh và tình huống
  • Xem cách ngôn ngữ cơ thể được sử dụng để nhấn mạnh lời nói của bạn
Lời kết

Học cách cải thiện kỹ năng ngôn ngữ cơ thể của bạn không khó. Tiếp xúc với những gì bạn sợ hãi sẽ góp phần làm giảm sự lo âu của bạn. Khi sự lo âu giảm bớt, việc đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác sẽ trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo rằng hành vi phi ngôn ngữ của chính bạn phù hợp với thông điệp mà bạn thực sự muốn gửi đi.

Scroll to Top