Những thách thức của các gia đình có cha mẹ đơn thân
Trẻ em cần một gia đình an toàn và đáng tin cậy để trưởng thành và phát triển. Tất nhiên, điều đó khó hơn nhiều đối với những ông bố bà mẹ đơn thân đang sống trong tình trạng khó khăn về tài chính. Nhiều người mẹ đơn thân không thể chu cấp cho gia đình vì họ thường có công việc được trả lương thấp hơn.
Liệu những lo lắng về tài chính của tôi có cản trở việc nuôi dạy con cái của tôi không?
Là cha mẹ duy nhất trong gia đình đồng nghĩa với việc là bạn là người làm chủ, sẽ không có những cuộc cãi vã về tiền bạc và tài chính. Đây là một điều tuyệt vời, nhưng theo nghiên cứu, để nuôi dạy một đứa trẻ phải tốn khoảng 40 – 60 triệu đồng năm đầu đời. Mức giá này tác động đến rủi ro cao về khó khăn tài chính.
Tôi đang quay trở lại làm việc, nhưng tôi lo lắng về các con của tôi.
Đây không phải là một nguồn gốc của mối quan tâm hoặc cảm giác tội lỗi, mặc dù nó thường là như vậy. Con của những bà mẹ đi làm trở lại khi con còn nhỏ và mới biết đi, có hành vi và học thức tương tự so với những đứa trẻ có mẹ ở nhà. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ thuộc các gia đình đơn thân có mẹ đi làm có điểm học tập tốt hơn và ít vấn đề về hành vi hơn những đứa trẻ có mẹ không đi làm.
Tôi không được gặp các con nhiều, điều đó có ảnh hưởng đến mối quan hệ của tôi với chúng không?
Cục điều tra dân số báo cáo rằng vào thời điểm hai năm sau khi gia đình tan vỡ, gần 50% trẻ em sống với mẹ không được gặp cha thường xuyên. Một người cha thể hiện sự quan tâm và gắn bó với con cái là một điểm cộng rất lớn. Một cách để giúp bạn có thể quan tâm con thường xuyên dù đã ly hôn: Giúp đỡ người cũ của bạn. Đón trẻ đi học về, tham dự các hoạt động của chúng và cổ vũ chúng trong các trò chơi – sự tham gia này có thể tạo ra sự khác biệt. Việc giúp đỡ người cũ sẽ có ích cho bạn. Bằng cách là một người cha gắn bó với con, bạn và con bạn sẽ tìm cách dành nhiều thời gian hơn cho nhau.
Làm thế nào để tôi có thể nuôi dạy những đứa trẻ thành công khi làm cha mẹ đơn thân?
Việc nuôi dạy những đứa con thành công không có bất kì sự liên quan nào đến cấu hình gia đình, sự ổn định và an toàn là hai yếu tố chính. Cha mẹ đơn thân có thể giúp đảm bảo một môi trường như vậy bằng cách phát triển mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, người thân và hàng xóm. Những người quan tâm đến bạn và trẻ. Đối với những người cực kỳ khó khăn về tài chính, có các nguồn lực trong cộng đồng của bạn bao gồm hỗ trợ về nhà ở, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, tùy thuộc vào thu nhập và các tiêu chí khác.
Nuôi dạy con cái với tư cách là một bậc phụ huynh đơn thân
Để nuôi dạy con cái trưởng thành, một người cha mẹ đơn thân phải xoay sở với nhiều khía cạnh của cuộc sống, gia đình, nhu cầu công việc, tài chính và nhiều mối quan tâm khác. Tất cả các bậc cha mẹ đều phải đối mặt với những trở ngại giống nhau, nhưng thách thức đối với cha mẹ đơn thân thì lớn hơn.
- Hãy đặt ra các quy tắc trong nhà với con bạn.
- Hãy dành sự quan tâm trọn vẹn đến từng đứa trẻ, ngay cả một cuộc trò chuyện 10 phút mỗi ngày một lần cũng là điều có ích.
- Hãy thiết lập ranh giới!
- Luôn nhất quán và công bằng.
- Trẻ em cần có thời gian biểu và hình thành thói quen (nghe có vẻ nhàm chán, nhưng nó có rất nhiều công dụng).
- Hạ thấp kỳ vọng của bạn và loại bỏ mọi tư tưởng về sự hoàn hảo.
- Bỏ đi cảm giác tội lỗi, cảm giác mình là nạn nhân và nỗi thống khổ của bạn.
- Lờ đi những người hay phán xét.
- Bạn cần có sự trợ giúp thông qua dịch vụ chăm trẻ tốt, bạn bè, gia đình, hàng xóm.
- Nếu có thể, hãy liên lạc với người cũ. (Để làm được điều này, bạn cần phải vượt qua chính mình.)
- Áp dụng chế độ chăm sóc bản thân hàng ngày, ăn uống đúng cách, tập thể dục, ngủ, thiền. (Nếu bạn không có thời gian, hãy sắp xếp và dành thời gian.)