Bài viết gợi ý hai cách giảm stress với hai cách tiếp cận khác nhau dự trên góc nhìn tâm lý học.
Theo Sarafino năm 2012, căng thẳng phát sinh khi các cá nhân nhận thức được sự khác biệt giữa nhu cầu về thể chất hoặc tâm lý của một tình huống và nguồn lực của các hệ thống sinh học, tâm lý hoặc xã hội của họ.
Nếu bạn đang trong tình huống căng thẳng, nghiên cứu của Lazarus và Folkman năm 1984 có thể gợi ý cho bạn hai phương pháp giảm stress hiệu quả.
1. Cách giảm stress tập trung vào cảm xúc
Cách giảm stress tập trung vào cảm xúc là phương pháp nhằm cố gắng giảm các phản ứng cảm xúc tiêu cực liên quan đến căng thẳng. Trong những tình huống nguyên nhân gây căng thẳng nằm ngoài tầm kiểm soát của một người, các kỹ thuật giảm stress tập trung vào cảm xúc là lựa chọn phù hợp nhất.
Cách giảm stress tập trung vào cảm xúc bao gồm khiến cho bản thân bận rộn để không nghĩ đến vấn đề
Kỹ thuật này bao gồm:
- Giảm sự tập trung: khiến bản thân bận rộn để không nghĩ đến vấn đề.
- Bộc lộ cảm xúc: bằng cách nói hoặc viết về những sự kiện tiêu cực gây ra những cảm xúc đó (Pennebaker, 1995).
- Cầu nguyện.
- Luyện tập các phương pháp thiền như chánh niệm.
- Ăn nhiều hơn và tiêu thụ các thức ăn tạo cảm giác thoải mái.
- Uống rượu.
- Sử dụng thuốc.
- Viết nhật ký, ví dụ viết nhật ký biết ơn (Cheng, Tsui, & Lam, 2015).
- Đánh giá lại nhận thức. Đây là một dạng thay đổi nhận thức liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, phản ứng với một tình huống có thể tạo kích hoạt cảm xúc (Lazarus & Alfert, 1964).
- Kìm nén (dừng/ức chế) những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực. Kìm nén cảm xúc trong một thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến sức khỏe thể chất kém (Petrie, K. J., Booth, R. J., & Pennebaker, 1988).
Theo Simply Psychology, cách giảm stress tập trung vào cảm xúc có thể phát huy hiệu quả trong ngắn hạn nhất là với những tình huống mà nguồn gây căng thẳng nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân. Tuy nhiên, nhìn chung đây là phương pháp kém hiệu quả hơn vì không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng. Vì vậy, Lazarus và Folkman đã đề xuất phương pháp thứ hai.
Cách giảm stress tập trung vào cảm xúc được đánh giá có phần kém hiệu quả vì không giải quyết triệt để vấn đề
2. Cách giảm stress tập trung vào vấn đề
Cách giảm stress tập trung vào vấn đề là phương pháp nhắm vào nguyên nhân gây căng thẳng theo những cách thiết thực, nhằm giải quyết vấn đề hoặc tình huống gây ra căng thẳng, từ đó trực tiếp làm giảm căng thẳng.
Kỹ thuật này bao gồm:
- Giải quyết vấn đề.
- Quản lý thời gian.
- Tiếp cận các công cụ hỗ trợ xã hội.
Cách giảm stress tập trung vào vấn đề yêu cầu người gặp căng thẳng phải đối diện và trực tiếp xử lý vấn đề
Cần lưu ý rằng, cách giảm stress tập trung vào vấn đề sẽ không hiệu quả trong những tình huống mà việc loại bỏ nguồn gây căng thẳng nằm ngoài tầm kiểm soát của một người. Đơn cử, phương pháp này không thể áp dụng với những tang quyến có người thân vừa qua đời. Bởi trong tình huống này, nguồn gây căng thẳng là sự mất đi người thân không thể loại bỏ mà chỉ có thể giảm căng thẳng dựa vào việc xử lý cảm xúc.
Theo Simply Psychology